Trong một số trường hợp, những tác nhân sinh học gây bệnh cho động vật trên cạn có thể lây truyền qua người (ví dụ: virus H5N1, virus H1N1…) nhưng đối với động vật thủy sinh thì chỉ mối nguy ký sinh trùng gây bệnh trong thủy sản nước ngọt và nước lợ có thể đồng thời gây bệnh cho người.
>> Giải pháp cho công tác quản lý an toàn thực phẩm (Phần I)
CÁC LOẠI RÀO CẢN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI
2.1. Rào cản an toàn thực phẩm và an toàn bệnh, dịch động, thực vật – SPS
a. Hiệp định SPS, đề cập tới 2 lĩnh vực:
An toàn thực phẩm: Nội dung căn bản là nhận diện và phòng ngừa mối nguy (vật lý, hóa học và sinh học) có trong thực phẩm, gây hại tới sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu này, hoạt động nhận diện và kiểm soát mối nguy phải được thực hiện ở tất các công đoạn của chuỗi sản xuất thực phẩm (từ trang trại tới bàn ăn).
An toàn bệnh, dịch động, thực vật: Nội dung căn bản là nhận diện và phòng ngừa những tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) gây hại tới sức khỏe động, thực vật trên cạn và thủy sản. Để đạt được mục tiêu này, cũng phải nhận diện tác nhân sinh học gây bệnh cho vật nuôi, cây trồng và áp dụng các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả tại tất cả các công đoạn của chuỗi sản xuất (từ trang trại tới bàn ăn)
b. Căn cứ xác định một “tác nhân” là “mối nguy”
Để khẳng định một tác nhân (vật lý, hóa học và sinh học) là mối nguy gây mất an toàn thực phẩm; hoặc một tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng) là mối nguy gây bệnh cho động, thực vật, phải dựa trên kết quả của chương trình phân tích nguy cơ, và phải được các nhà khoa học của các quốc gia trong tổ chức quốc tế công nhận, chi tiết được trình bày tại bảng 4.
Trong một số trường hợp, những tác nhân sinh học gây bệnh cho động vật trên cạn có thể lây truyền qua người (ví dụ: virus H5N1, virus H1N1…) nhưng đối với động vật thủy sinh thì chỉ mối nguy ký sinh trùng gây bệnh trong thủy sản nước ngọt và nước lợ có thể đồng thời gây bệnh cho người.
Những mối nguy sinh học gây bệnh cho động và thực vật trên cạn chúng có thể tồn tại trong chuồng trại, dụng cụ chứa đựng và phế thải của động và thực vật. Những mối nguy sinh học gây bệnh cho thủy sản, sau khi thủy sản (vật chủ) được khai thác lên khỏi mặt nước thì mầm bệnh cũng sẽ không thể tồn tại.
2.2. Rào cản kỹ thuật thương mại – TBT
a. Nguyên tắc chung của TBT là:
i) Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật không nhằm tạo ra rào cản;
ii) Minh bạch và Không phân biệt đối xử trong công bố các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn giữa các quốc gia;
iii) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc công nhận kết quả, trong đánh giá sự phù hợp;
iv) Có sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và người lao động;
v) Có đủ thời gian để doanh nghiệp chuyển tiếp trong áp dụng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật mới.
b. Đối với thực phẩm:
Nội dung của TBT trong sản xuất thực phẩm, được tập trung vào các vấn đề sau:
i) Bảo vệ động, thực vật quý hiếm (trong Sách đỏ)
ii) Bảo vệ môi trường và môi sinh
iii) Tính khả dụng của thực phẩm (thể hiện qua chủng loại, kích cỡ sản phẩm; thành phần đạm, mỡ, đường, khoáng chất; các chỉ tiêu cảm quan, vật lý…) phản ánh giá trị sử dụng của sản phẩm
iv) Tính kinh tế nội dung chủ yếu là: chống gian lận thương mại thông qua thông tin trên nhãn sản phẩm phải đủ để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm theo ý muốn và kiểm soát gian lận về khối lượng, chất lượng và chủng loại.
2.3. Các loại rào cản khác, bao gồm các hình thức chủ yếu:
1) Chống bán phá giá (bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất)
2) Chống trợ cấp của Chính phủ
3) Chống vi phạm nhãn hiệu
4) Chống vi phạm bản quyền
5) Chống phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại
>> Giải pháp cho công tác quản lý an toàn thực phẩm (Phần III)