Trong ao nuôi, tảo có tác dụng tạo màu nước, cung cấp ôxy và cân bằng hệ sinh thái nước ao. Tuy nhiên, sự xuất hiện quá mức của tảo là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Ao trước và sau khi diệt tảo
Tác hại tảo độc
Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… Các loại tảo này khi chết lấy đi ôxy trong nước và tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước ao. Đặc biệt, khi tảo lam phát triển, nước ao sẽ có màu xanh đậm, xanh nước sơn, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt tảo lam thường nổi thành đám (nở hoa) trên mặt nước, dạt về cuối gió. Tảo có các dạng hạt hay dạng sợi, đuôi chồn… thường thải chất nhờn vào nước có thể gây tắc nghẽn mang tôm. Một số trường hợp tôm bị phân trắng thường tìm thấy nhóm tảo này trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa. Đối với tảo mắt, khi chiếm ưu thế trong ao, nước sẽ có màu xanh rau má, hoặc nâu đen; các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu nổi tập trung trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Còn tảo giáp xuất hiện và phát triển nhiều chứng tỏ nước trong ao bị ô nhiễm. Khi ăn phải tảo tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng, một số trường hợp tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn do có quá nhiều tảo giáp trong ruột.
Nguyên nhân chính làm tảo phát triển mạnh trong ao nuôi là do ánh nắng, nước ấm, độ pH và ô nhiễm hữu cơ trong ao. Quản lý thức ăn không tốt làm thức ăn dư tích lũy xuống nền đáy cùng chất thải tôm trong suốt vụ nuôi và việc cải tạo ao không kỹ là những nhân tố khiến nền đáy ao dơ bẩn. Mặt khác, thời tiết thay đổi thất thường, nắng nóng hoặc mưa kéo dài, làm độ mặn trong ao giảm nhanh và phân tầng mắt nước tạo điều kiện cho tảo phát triển. Cùng đó, kéo theo các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho tảo có hại trong ao phát triển.
Khi tảo phát triển mạnh sẽ tạo ra nhiều hệ lụy cho môi trường ao nuôi như: Dao động pH trong ngày lớn (pH chiều có thể lớn hơn 9). Trong khi, vào lúc gần sáng (3 – 4 giờ), quá trình hô hấp của tảo sẽ hấp thu một lượng lớn O2 trong môi trường và thải ra một lượng lớn CO2, từ đó kéo theo pH trong ao bị giảm thấp; kết hợp với điều kiện ôxy thấp, hệ miễn dịch của tôm sẽ suy yếu và dễ mắc bệnh.
Cần giải pháp thay thế
Khi tảo trong ao phát triển quá mạnh, người nuôi thường nghĩ tới biện pháp ngắn nhất, nhanh nhất là diệt tảo/kiểm soát mà không ảnh hưởng đến tôm đang nuôi trong ao. Như chúng ta đã biết, tảo muốn phát triển thì phải có dinh dưỡng và ánh sáng. Do đó, giảm chất dinh dưỡng trong nước là biện pháp để hạn chế tảo phát triển quá mức.
Thông thường, một số biện pháp sử dụng như: Nếu có ao lắng đã được xử lý nước nên thay nước để giảm mật độ tảo; Kiểm soát thức ăn không cho ăn dư; Hút bùn và xi phông đáy thường xuyên; Thả ghép cá rô phi với tôm trong ao. Cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy, có thể tiêu hóa 30 – 60% đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo lục… giúp ổn định chất lượng nước… Tuy nhiên, đến cuối cùng, người nuôi vẫn phải sử dụng hóa chất diệt tảo bởi các giải pháp áp dụng trước không thể kiểm soát triệt để được sự phát triển của tảo.
Đồng sulfate là một dạng muối đồng ngậm nước (CuSO4.5H2O), ở dạng tinh thể có màu xanh, không mùi; được sử dụng nhiều năm để kiểm soát tảo trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới (vào sử dụng trong xử lý rong tảo và trị bệnh ký sinh trùng trên động vật thủy sản vào những năm 1950). Tuy nhiên, đồng sulfate có tác động bất lợi, đặc biệt ở một số vùng biển, nước lợ, chúng gây độc hại đối với cá và các sinh vật khác…
Khi sử dụng đồng sulfate vào trong nước chúng sẽ phân ly thành ion Cu2+ và SO42-. Cu2+ không bị thủy phân nên độc đối với thủy sinh và tôm, cá nuôi cho đến khi bị loại thải ra khỏi môi trường nước do hấp thụ bởi bùn đáy ao, kết tủa với các hợp chất vô cơ trong môi trường kiềm, hoặc tạo phức với các hợp chất hữu cơ trong môi trường acid (EPA,1985). Trên thực tế cho thấy, việc sử dụng đồng sulfate là rất phổ biến vì tính hiệu quả ngắn hạn của nó, chính điều này dẫn đến sự tích tụ đồng và các chất bẩn dưới đáy ao hồ. Khi thủy sản ăn phải những chất cặn bã/đồng sulfate này sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe, cụ thể là gan và hệ thần kinh. Đồng thời, đồng sulfate sẽ tiêu diệt tất cả những sinh vật/phiêu sinh/tảo có lợi trong nước vì đó cũng là nguồn thức ăn bổ sung và sự cân bằng hệ sinh học trong nước. Khi sự tăng trưởng của thực vật thủy sinh giảm đi, điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và sinh tồn của thủy sản nuôi.
Coptrol, sản phẩm ưu việt
Nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy, các chế phẩm sinh học dùng để quản lý tảo trong nuôi thủy sản có nguồn gốc đồng hữu cơ tốt hơn nhiều so với các chế phẩm đồng sulfate. Vì vậy, trên thế giới người ta chuyển đổi qua dùng các chế phẩm đồng hữu cơ vì đồng hữu cơ hoạt động tốt hơn và an toàn, hiệu quả so với đồng sulfate. Hơn nữa, thời gian tiếp xúc trong nước lâu hơn (có cơ chế diệt tảo rõ ràng) và hoạt động ổn định trong nước có kiềm tính. Ngoài ra, liều lượng sử dụng thấp hơn và số lần ứng dụng cũng ít hơn so với đồng sulfate.
Các nghiên cứu và sử dụng trong thực địa của đồng sulfate đã cho thấy gây ra tiềm năng tác động có hại cao và bất lợi cho môi trường. Cụ thể là tôm, cá chậm lớn và phát triển không đồng đều. Trong khi, đồng hữu cơ có hiệu quả tốt trên cả tảo sợi, các loại tảo khác và không ảnh hưỡng đến các phiêu sinh vật (sinh vật trôi lơ lửng trong nước) và các loại tảo có lợi khi sử dụng trong ao hồ nước. Khi ứng dụng, đồng hữu cơ hoạt động ngay lập tức và hoạt động rất tốt. Sau khi sử dụng, nó vẫn hoạt động trong nước lâu hơn, treo lơ lửng trong nước chứ không chìm xuống đáy. Điều này cho phép chúng ta sử dụng ít đồng hơn và đây là một phương thức chính xác và hiệu quả hơn để đối phó với tảo. Với những ưu điểm trên, đồng hữu cơ là một sự lựa chọn kỹ thuật tốt hơn cho nhu cầu kiểm soát tảo.
Coptrol là sản phẩm ở dạng đồng hữu cơ, dùng để diệt tảo theo công nghệ mới nhất và có hiệu quả rất tốt. Sản phẩm thân thiện, dễ sử dụng. Đầu tiên, cần xác định số lượng dùng theo yêu cầu của từng ao nuôi, sau đó pha với nước theo tỷ lệ 1:10 – 20 (1 lít Coptrol cho 10 – 20 lít nước). Thực hiện phun dung dịch đều trên bề mặt ao tôm. Dùng bình/máy phun hoặc bình thuốc nông nghiệp phun trực tiếp lên mặt ao. Lưu ý, không nên sử dụng Coptrol trong trường hợp độ cứng (CaCO3) của nước dưới 50 ppm và khi nhiệt độ của nước dưới 160C. Ngoài ra, tảo chết nhiều sẽ làm mất ôxy trong nước, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, cá. Bởi vậy, cần diệt tảo một cách từ từ, tốt nhất nên chia hồ/ao ra làm 2 – 3 lần để diệt và mỗi lần diệt cách nhau khoảng 10 ngày. Máy sục khí cần được hoạt động tối đa trong suốt thời giàn này để đảm bảo có đủ ôxy cung cấp cho ao nuôi.