Nghiên cứu cho thấy “nuôi trồng thủy sản nhân đạo” có thể thúc đẩy tiêu thụ hải sản của Mỹ

Chưa có đánh giá về bài viết

Theo một nghiên cứu mới từ các công ty khảo sát Change Tastes and Datassential, các hoạt động sản xuất nhân đạo có thể có tác động rất lớn đến việc mở rộng thị trường cho hải sản nuôi ở Mỹ.

Nghiên cứu có tựa đề Nuôi trồng thủy sản: Cơ hội tiêu dùng đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất nhân đạo đối với cả người tiêu dùng và người kinh doanh dịch vụ thực phẩm Mỹ khi mua hải sản.

Một nửa số người tiêu dùng Mỹ và những người ra quyết định kinh doanh dịch vụ thực phẩm được thăm dò trong nghiên cứu cho biết họ có nhiều khả năng mua cá và hải sản được thu hoạch nhân đạo, với hơn một nửa số người tham gia khảo sát ở cả hai nhóm thể hiện niềm tin rằng cá và hải sản được sản xuất một cách nhân đạo có khả năng có chất lượng cao hơn, hương vị tốt hơn và có kết cấu tốt hơn.

Arlin Wasserman của Change Tastes cho biết: “Sản xuất một cách nhân đạo có thể làm tăng sức hấp dẫn của cá và hải sản nuôi cho cả người tiêu dùng Mỹ và các doanh nghiệp mua hải sản và cung cấp hoặc phục vụ cho người tiêu dùng. Việc tăng sức hấp dẫn của cá và hải sản nuôi có thể tạo ra những cơ hội có ý nghĩa trong vài năm tới”.

Các hải sản nuôi, nếu được đặt đúng vị trí, có thể trở thành một sự thay thế khả thi cho thịt bò đối với người tiêu dùng Mỹ. Theo nghiên cứu đó, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng giảm 20% lượng thịt bò tiêu thụ vào năm 2025.

Một số nghiên cứu gần đây từ Datassential cũng cho thấy rằng nhiều người Mỹ đang lên kế hoạch giảm tần suất tiêu thụ thịt bò.

Ông Marie Molde thuộc Tổ chức Datassential cho biết: Trong các nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã xem xét cách người tiêu dùng Mỹ muốn tiêu thụ thực phẩm và thấy rằng gần một phần năm người Mỹ có ý định giảm lượng thịt đỏ và lựa chọn hàng đầu của họ để thay thế là cá và hải sản. Họ cũng thích cá đánh bắt tự nhiên. Quan tâm chính của người tiêu dùng Mỹ trong việc ăn thịt đỏ, cũng như thịt gia cầm, là phúc lợi động vật và sử dụng kháng sinh. Người tiêu dùng Mỹ hiện có cùng mối quan tâm trong việc ăn cá và hải sản, có lẽ là do những gì họ biết về thịt và gia cầm.

Nghiên cứu gần đây về Nuôi trồng thủy sản nhân đạo chỉ ra: Ý thức và mối quan tâm xung quanh việc giết mổ và sử dụng kháng sinh đối với cả thủy sản đánh bắt và thủy sản nuôi đang gia tăng trong số những người tiêu dùng và người mua dịch vụ thực phẩm của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết người tiêu dùng chủ yếu vẫn không biết về các thực hành sản xuất khác như làm vật nuôi bất tỉnh, vận chuyển và cắt, xén. Tuy nhiên, một khi người tiêu dùng và nhà kinh doanh dịch vụ thực phẩm được thông báo về những thực hành như vậy, mối quan tâm của họ về việc đối xử nhân đạo đã tăng lên.

Theo Wasserman, khi xem xét những phát hiện trên, cách tiếp cận của ngành nuôi trồng thủy sản trong việc giết mổ nhân đạo có thể giúp ngành này vượt trội so với hải sản đánh bắt tự nhiên.

Wasserman cho biết: Việc áp dụng các biện pháp nhân đạo trong nuôi trồng thủy sản và tránh sử dụng kháng sinh trực tiếp giải quyết các mối lo ngại của người tiêu dùng về việc ăn nhiều cá và hải sản. Các hoạt động giết mổ nhân đạo thậm chí có thể khiến cá nuôi và hải sản trở nên hấp dẫn hơn so với các lựa chọn đánh bắt tự nhiên. Trong khi áp dụng các biện pháp nhân đạo và loại bỏ sử dụng kháng sinh có thể cải thiện thị trường cá và hải sản của Mỹ, việc không cải thiện có thể gây rủi ro cho danh tiếng của ngành và sự hấp dẫn của cá và hải sản nuôi.

Theo nghiên cứu, trong khi khoảng một nửa trong số tất cả những người ra quyết định và người tiêu dùng dịch vụ thực phẩm được khảo sát cho biết họ không chắc chắn ngành nuôi trồng thủy sản và đánh bắt tự nhiên hiện đang sử dụng những thực hành nào, thì hơn một phần tư tin rằng các hoạt động nhân đạo đã được thực hiện và tuân theo. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 70% người tiêu dùng và người ra quyết định tin rằng các chương trình xếp hạng và chứng nhận phổ biến như Seafood Watch, BAP, ASC và GLOBALG.A.P. đòi hỏi một số hoặc tất cả các thực hành nhân đạo.

HNN (Theo seafoodsource)

Theo TCTS

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!