Năm 2012, 3 nhà máy thủy sản của Scotland và 27 thuyền trưởng bị kết án và bị phạt hơn 1 triệu bảng Anh vì khai thác cá thu mackerel trái phép, vượt hạn ngạch quy định của EU. Carlos Rafael, chủ sử hữu lớn nhất các đội tàu khai thác sò điệp tại New Bedford đã bị bắt giam năm 2017 do gian lận trong khai báo sản lượng thủy sản để che giấu hành vi đánh bắt bất hợp pháp.
Quản lý IUU bằng các quy định chồng chéo đã được thực thi tại Australia, New Zealand, Na Uy, Nhật Bản, Pháp. Đây là cách quản lý thiếu sáng tạo và sẽ kém hiệu quả nếu quá lạm dụng đến mức lệ thuộc.
Có một cách để giải quyết IUU ngoài áp dụng và tuân thủ hàng rào quy định của Chính phủ đó là sử dụng công nghệ blockchain trong toàn cung ứng.
Tại Diễn đàn tôm nước lạnh quốc tế diễn ra tại St. John’s vào trung tuần tháng 11, ông Dan McQuade, Giám đốc Marketing tại Raw Seafoods, công ty khai thác sò điệp tại Fall River, MA đã trình bày về hệ thống blockchain mà doanh nghiệp này đã phát triển cùng hãng công nghệ IBM. Công nghệ này được chia thành 4 khối trong chuỗi. Cụ thể như sau: Khối 1 gồm chuỗi thông tin về từng túi sò điệp chế biến tại tàu, được gắn với một nhãn in các thông tin về ngày giờ, nơi khai thác, tên tàu và các thông tin khác cần thiết, thậm chí có thể gồm cả thông tin về nhiệt độ bảo quản sản phẩm. Khối 2 ghi lại thông tin nhận sò điệp tại nhà máy đóng gói; sò điệp được phân loại, đóng gói lại để phân phối tới cửa hàng bán lẻ hoặc dịch vụ thực phẩm. Khối 2 kết hợp chặt chẽ với Khối 1 nhưng chi tiết hơn về ngày chế biến, phân loại, cỡ sản phẩm, số giấy phép… Khối 3 gồm thông tin nhà phân phối. Trong trường hợp của hãng Raw Seafoods, Khối 3 lưu giữ thông tin về nhà phân phối Santa Monica Seafoods cùng ngày giờ địa điểm nhận hàng, kích cỡ sản phẩm, ngày giao hàng tới người tiêu dùng. Khối 4 ghi lại các thông tin về nhà hàng, gồm ngày nhận hàng, cỡ, ngày bán, marketing.
Chỉ cần scan mã QR, khách tới nhà hàng (hoặc bất kỳ ai trong cuỗi cung ứng) đều nắm được toàn bộ thông tin về sản phẩm ở từng khâu suốt toàn chuỗi. Với hãng Raw Seafoods, công nghệ blockchain đã giúp nhận dạng nguồn gốc của sò điệp nguyên liệu và do đó chủ động tránh tiêu thụ sò điệp kém chất lượng hoặc khai thác trái phép…
Công nghệ chuỗi khối để ngăn chặn IUU cũng tương tự như trên. Trong trường hợp này, ngư dân hoặc HTX khai thác thủy sản sẽ là khối đầu tiên đi kèm thông tin chi tiết về sản phẩm, ngày khai thác và khu vực khai thác. Nhà chế biến và thương lái sẽ là khối 2 với thông tin ngày nhận hàng, sản phẩm, đống gói, ngày giao hàng. Nhà nhập khẩu sẽ là khối 3, cùng thông tin ngày mua, dữ liệu hải quan nếu cần thiết, kích cỡ sản phẩm, số lượng, đóng gói…Người tiêu dùng, dù là bán lẻ hay dịch vụ thực phẩm sẽ là khối 4.
Trang thiết bị đầu vào để vận hành công nghệ này trong quản lý IUU gồm máy tính, máy in, máy đọc mã vạch, dịch vụ điện toán đám mây và một số chương trình cần thiết khác. Chi phí ban đầu không nhỏ, nhưng bù lại là lợi ích bền vững dài hạn. Tuy nhiên, để chống khai thác IUU, chúng ta cần tư duy sáng tạo hơn, tránh đi theo lối mòn như quá phụ thuộc vào công cụ quản lý hoặc hệ thống luật lệ dày đặc, chồng chéo của Chính phủ.
Nhà sáng lập SeafoodNews