Một trong những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất châu Âu nhận định, thị trường bán lẻ Anh có xu hướng quan tâm nhất đến giá cả; tuy nhiên, với giá quá rẻ, cá tra Việt Nam chưa chắc đã là một sự lựa chọn tốt.
Người quản lý chất lượng của Công ty Seafood Connection B.V (Hà Lan), Klaas Jan Mazereeuw, cho rằng đến nay cá tra vẫn chưa chiếm được lòng tin của khách hàng Anh và vẫn ở vị trí giá thấp trên thị trường so với các sản phẩm giàu protein khác.
Cá tra hiện là sản phẩm thủy sản phổ biến nhất trong ngành công nghiệp bán lẻ Anh, với mỗi năm khoảng 1,7 triệu tấn, trị giá 22,9 triệu USD, được bán trên thị trường này. Nhưng con số này vẫn thấp hơn ở Mỹ, nơi cá tra đứng thứ sáu trong top 10 loài thủy sản được ưa chuộng nhất, được tiêu thụ ở mức 0,7 pound/người, hoặc tại thị trường trong nước của Hà Lan, nơi cá tra là sản phẩm phổ biến thứ ba sau cá ngừ và cá tẩm bột.
Có chút nghi ngờ rằng sự phổ biến của cá tra ở Hà Lan là do Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) thúc đẩy việc chứng nhận sản phẩm. Sản phẩm dán nhãn ASC đầu tiên ra mắt tháng 9/2013. Mazereeuw và Giám đốc tiếp thị thương mại của ASC Esther Luiten cho rằng không có lý do gì cho việc bán hàng tại Anh không thể theo mô hình tương tự.
Cá tra được chứng nhận ASC đầu tiên đã xuất hiện tại thị trường bán lẻ Anh giữa năm 2013, khi siêu thị Sainuury’s giới thiệu. Tuy nhiên, trên cùng thị trường, loài cá này còn được tiếp thị với các tên basa, panga. Những cái tên như thế nhằm làm tăng giá trị sản phẩm, bằng cách khiến nó trở nên quen thuộc hơn đối với người tiêu dùng Anh.
Mazereeuw cho biết thêm, một thị trường ở châu Âu tiêu dùng nhiều cá tra trong thời gian dài, nhưng sau đó sụt giảm đi nhanh chóng là Đức. Doanh số bán cá tra ở Đức rơi vào tình trạng ảm đạm sau phóng sự mang tên Pangasius Lie với giọng điệu xuyên tạc sự thật về ngành công nghiệp cá tra Việt Nam. Ngay sau đó, Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ và cho rằng phóng sự này hoàn toàn không phản ánh chính xác, gây thiệt hại nặng nề cho ngành cá tra Việt Nam.
Trong cuộc chiến nảy lửa, Mazereeuw và Luiten đã đưa ra thêm một phóng sự mang tên Cá tra Việt Nam được nuôi trồng có trách nhiệm, khẳng định 90% sản phẩm cá tra Việt Nam được giao dịch trên thế giới sẽ đạt 100% sản phẩm có chứng chỉ bền vững vào năm 2015, trong đó 50% được cấp chứng nhận ASC. Phóng sự này cũng chỉ ra sự cải thiện kỹ thuật, xã hội, môi trường đáng kể mà một vài trang trại nuôi cá tra lớn nhất Việt Nam đang hướng đến.
Luiten khẳng định, cá tra chắc chắn không phải là một sản phẩm đáng phải xấu hổ. Những nỗ lực này cho thấy ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đang làm việc chăm chỉ để thay đổi mọi thứ xung quanh và cải thiện uy tín sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Biên tập viên cộng tác của SeafoodSource