Việc sinh sản nhân tạo thành công hải sâm cát đã mở ra hướng mới cho người nuôi thủy sản ở nước ta. Nuôi hải sâm cát vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bền vững với môi trường.
Nuôi ghép hải sâm cát với tôm sú, ốc hương… cho hiệu quả cao
Chọn vị trí nuôi
Ao nuôi có diện tích từ 0,5 – 1 ha, ở gần biển, dễ thay nước theo thủy triều và có độ mặn ổn định, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt. Ao nuôi càng nhiều dinh dưỡng thì hải sâm càng mau lớn, có thể tận dụng ao nuôi tôm để làm ao nuôi hải sâm.
Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi phải đảm bảo một số điều kiện như sau:
Hải sâm là loài ăn mùn bã hữu cơ có trong đáy ao nên khi cải tạo ao không cải tạo quá sạch sẽ làm mất đi lượng thức ăn của hải sâm. Bón vôi bổ sung canxi và diệt tạp cho ao với liều lượng 200 kg/ha.
Sau khi bón vôi phơi ao từ 3 – 4 ngày thì tiến hành cấp nước vào ao. Nước được lọc qua túi lọc để ngăn chặn trứng và địch hại. Bố trí giàn quạt nước để cung cấp ôxy và tạo dòng chảy trong ao.
Chọn và thả giống
Mua con giống tại các trại sản xuất uy tín, màu sắc tươi sáng, đồng đều, kích cỡ con giống từ 2 – 20g/con. Tùy thuộc vào quãng đường mà có biện pháp vận chuyển kín hoặc hở để đảm bảo sức khỏe cho hải sâm giống.
Lưu ý: Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào hải sâm giống.
Trước khi thả cần cân bằng nhiệt độ và độ mặn để tránh sốc cho hải sâm: Ngâm thùng giống xuống ao, cho nước vào từ từ đến khi con giống hoạt động linh hoạt thì thả xuống ao, nên thả xa bờ để tránh làm tổn thương con giống.Thả giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát là thích hợp nhất, mật độ thả từ 1-2 con/m2.
Chăm sóc và quản lý
Thay nước thường xuyên để bổ sung ôxy và tăng cường thức ăn tự nhiên vào ao và làm môi trường ao nuôi sạch sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Đối với hải sâm nhỏ, mới thả nuôi, sức đề kháng yếu, di chuyển chậm chạp nên người nuôi cần chú ý thường xuyên kiểm tra ao để vớt dọn rong rêu, bắt các loài địch hại như ốc, cua, tôm…, tránh để ao bị thiếu khí.
Kiểm tra độ mặn thường xuyên, đảm bảo độ mặn ổn định, tránh hiện tượng độ mặn giảm đột ngột đặc biệt là vào mùa mưa có thể làm hải sâm bị sốc và chết. Định kỳ kiểm tra tốc độ phát triển của hải sâm để bổ xung thêm thức ăn bên cạnh thức ăn có sẵn trong ao giúp hải sâm phát triển tốt.
Phòng bệnh: Thay nước đảm bảo môi trường trong sạch, đảm bảo đầy đủ ôxy tránh đáy ao bị yếm khí sẽ giúp hải sâm phòng bệnh tốt hơn.
>> Hiện nay, nhiều nơi đã nuôi ghép hải sâm cát với một số đối tượng như tôm sú, ốc hương. Phương pháp này vừa giảm chi phí lại hiệu quả cao bởi hải sâm có thể tận dụng chất thải và thức ăn dư thừa giúp làm sạch môi trường và giảm bệnh cho tôm, ốc hương. Nếu nguồn thức ăn ổn định, chăm sóc tốt thì sau 8 – 10 tháng có thể thu hoạch hải sâm thương phẩm. |
Đoàn Quân
Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất Qua 98 trang của cuốn sách “Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn và giun đất” của các tác giả Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, bạn đọc có thể tìm thấy những kỹ thuật cần thiết để nuôi các đối tượng thủy đặc sản như cá trê, lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giúp người nuôi nắm bắt đặc tính loài và kỹ thuật sử dụng kích dục tố trong sinh sản nhân tạo, xây dựng ao nuôi thương phẩm, chăm sóc, phòng trị bệnh, thu hoạch, đồng thời cung cấp đầy đủ kỹ thuật nuôi giun đất (giun quế) làm thức ăn cho vật nuôi, đây là loại thức ăn rất quan trọng giúp cá trê và lươn lớn nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sách do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành. Tuấn Tú |
Mua giống hải sâm ở đâu