(TSVN) – Từ ngày 25/12, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên sẽ không được cấp phép ra khơi, nếu không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) tàu cá.
Ngoài ra, Nghị định 115 của Chính phủ cũng quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP đối với tàu cá không có giấy chứng nhận ATTP từ 30 – 40 triệu đồng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 1.200/3.338 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên được cấp Giấy chứng nhận ATTP hạng B, chứ không có hạng A.
Việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá giúp nâng cao chất lượng hải sản.
Việc đánh giá và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá giúp nâng cao chất lượng hải sản.Nguyên nhân là do có đến 10 chỉ tiêu đánh giá xếp hạng, trong đó có nhiều chỉ tiêu “khó”, như: Thiết bị làm lạnh trên tàu cá phải có công suất đủ mạnh để giữ hải sản ở nhiệt độ thích hợp và ổn định; hầm bảo quản hải sản được làm bằng vật liệu chống ăn mòn, được bọc cách nhiệt; khu vực vệ sinh của thuyền viên phải được bố trí cách ly với khu vực xử lý, bảo quản hải sản; ngư dân trên tàu cá phải được khám sức khỏe định kỳ, trang bị bảo hộ lao động phù hợp…
Theo Chi cục Thủy sản, việc cấp giấy chứng nhận ATTP tàu cá, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hải sản sau khai thác, cũng như đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu đáp ứng các điều kiện về ATTP. Đây cũng là một trong những nội dung khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC), nhằm chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.