Quy định về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu tiêu thụ trong nước

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Theo Điều 13 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ban hành mới đây, động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước cần phải thực hiện đầy đủ các bước kiểm dịch và cách ly theo đúng quy định.

Trước tiên, chủ hàng cần thực hiện đăng ký kiểm dịch. Cụ thể, trước khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp đăng ký kiểm dịch qua Cổng thông tin một cửa quốc gia).

Tiếp theo, chủ hàng phải thực hiện khai báo kiểm dịch. Cụ thể, Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Thông tư này tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: quan Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Thú y. Khi tiếp nhận hồ sơ khai báo kiểm dịch nhâp khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra đối chiếu thông tin tàu đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Trường hợp lô hàng nhập khẩu từ tàu IUU, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện việc kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý.

Lưu ý, chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch. Nơi cách ly kiểm dịch được bố trí tại địa điểm bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra và giám sát trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch. Trường hợp động vật thủy sản nuôi ở lồng, bè trên biển thì phải được nuôi cách ly ở lồng, bè cách biệt với khu vực nuôi trồng thủy sản; nếu động vật thủy sản nuôi tại cơ sở trên đất liền phải được nuôi cách ly ở bể, ao riêng biệt…

PV

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!