(TSVN) – Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản tăng 9,4% trong tháng 10/2021 so với cùng kỳ năm 2020, trong khi nhập khẩu thủy sản của nước này tăng 26,7%, dẫn đến thâm hụt thương mại.
Theo tờ báo The Japan Times, chính phủ Nhật Bản đã công bố vào ngày 1/12 vừa qua, nước này đang trên đà đạt mục tiêu 1.000 tỷ JPY (8,9 tỷ USD) trong tổng xuất khẩu lương thực vào năm 2021, trong đó 8,4 tỷ JPY (USD 74,4 triệu) đối với lô hàng sò điệp. Chính phủ đặt mục tiêu đạt 5.000 tỷ JPY (44,3 tỷ USD) trong xuất khẩu lương thực vào năm 2030.
Bộ Tài chính Nhật Bản đã công bố số liệu thống kê thương mại tạm thời cho tháng 10/2021 vào ngày 19/11, mặc dù thông tin chi tiết mới có đến tháng 9. Trong tháng này, xuất khẩu cá và các chế phẩm từ cá đạt tổng trị giá khoảng 21,9 tỷ JPY (192,6 triệu USD), tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản là 118,2 tỷ JPY (1,1 tỷ USD), tăng 15% so với tháng 9/2020. Nhập khẩu thủy sản tháng 10 của Nhật Bản đạt tổng cộng 132 tỷ JPY (1,2 tỷ USD), tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản thường đạt hai mức cao nhất do tồn kho tăng lên trước kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng vào tháng 5 và kỳ nghỉ lễ Oshogatsu (năm mới), và giảm từ tháng 6 và tháng 1 năm sau. Nhật Bản dường như đã trở lại mức nhập khẩu bình thường sau khi lượng nhập khẩu bị kìm hãm vào năm 2020 do các vấn đề về vận chuyển và sản xuất liên quan đến COVID-19.
Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của Nhật Bản là sò điệp, cá cam, hải sâm chế biến, cá thu và cá ngừ.
Xuất khẩu sò điệp tươi trong tháng 9 đạt 82,5 tấn, trị giá 36,5 triệu JPY (320.000 USD), hầu hết đều xuất sang Trung Quốc, một dấu hiệu tích cực cho ngành vì không có lô hàng xuất khẩu sò điệp nào trong tháng 9/2020. Sò điệp đông lạnh xuất khẩu sang Mỹ, Đài Loan và Hồng Kông đạt 39,1 tấn, trị giá 139,3 triệu JPY (1,2 triệu USD). Mỹ, Đài Loan và Hồng Kông là những thị trường chính của sản phẩm này. Khối lượng đã tăng 1/3 so với một năm trước đó, trong khi giá trị cao hơn 75%.
Fillet cá cam đông lạnh, loài cá vây tay lớn nhất của Nhật Bản, đạt tổng cộng 601,8 tấn, trị giá 988,5 triệu JPY (8,6 triệu USD), trong đó Mỹ chiếm thị phần lớn nhất, sau đó là Hồng Kông, Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, trong tháng 9/2020, số lượng xuất khẩu mặt hàng này thấp hơn 20% nhưng giá trị cao hơn 18%.
Xuất khẩu hải sâm khô của Nhật Bản trong tháng 9 cũng đạt 2,2 tấn, trị giá 83,9 triệu JPY (735.000 USD), với Trung Quốc và Hồng Kông là các nhà nhập khẩu chính. So cùng kỳ năm trước, không có lô hàng nào sản phẩm này xuất sang Trung Quốc, trong khi Hồng Kông đạt 1,4 tấn, trị giá 75,7 triệu JPY (664.000 USD), điều này có nghĩa là khối lượng xuất khẩu hải sâm của Nhật Bản chỉ tăng khoảng 10% trong khi giá trị của chúng đã tăng lên 50%.
Xuất khẩu cá thu đông lạnh trong tháng 9 là 7.865,8 tấn, trị giá 962,7 triệu JPY (8,4 triệu USD), cao hơn một chút so với năm 2020. Các thị trường đến hàng đầu là Việt Nam, Ai Cập và Thái Lan.
Xuất khẩu cá ngừ đông lạnh đạt 163,2 tấn, trị giá 377,4 triệu JPY (3,3 triệu USD), và phần lớn sản phẩm được xuất khẩu sang Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp. Khối lượng giảm 4% nhưng giá trị tăng 40% so với tháng 9/2020.
Xuất khẩu cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương đông lạnh trong tháng 9 đạt 13,3 tấn, trị giá 14,4 triệu JPY (126.000 USD), tăng khoảng 19% về khối lượng và 14% giá trị.