(TSVN) – Hỏi: Tôm hùm xuất hiện các điểm đen trên mang và cả ở thân, mắt cũng có thể chuyển sang màu đen, tôm bỏ ăn. Xin hỏi, tôm bị bệnh gì và cách điều trị?
(Nguyễn Văn Minh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa)
Trả lời:
Theo mô tả, tôm hùm đang bị bệnh đen mang. Để điều trị cần tiến hành treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng tôm hoặc đặt ở những vùng đáy lồng nuôi bị ô nhiễm để diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn. Tắm cho tôm bằng formol hoặc sulfat đồng, thả nuôi ở một lồng khác. Dùng thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn, chú ý dùng đúng loại thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian. Việc sử dụng kháng sinh chỉ có kết quả khi phát hiện bệnh sớm. Thời gian điều trị bằng kháng sinh từ 5 – 7 ngày. Phòng ngừa bằng cách kiểm tra chất lượng nước thường xuyên để xử lý kịp thời. Cho ăn thức ăn chất lượng tốt, kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, không để thừa thức ăn làm ô nhiễm nước.
(Cao Văn Đạt, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu)
Trả lời:
Nếu độ trong quá cao (> 50 cm), ao nuôi sẽ rất nghèo dinh dưỡng, không đủ lượng thức ăn tự nhiên cho tôm. Hơn nữa, chất lượng nước không ổn định, pH thấp, rong và tảo đáy phát triển mạnh, tôm giống dễ bị sốc và chậm lớn. Nếu độ trong quá thấp do mật độ tảo dày dễ làm cho độ pH trong ao nuôi tăng cao (pH > 9) vào buổi trưa và chiều. Khi thả tôm giống, độ trong của nước thấp do mật độ tảo lớn, chu kỳ nở hoa của tảo trong ao nuôi sẽ xảy ra sau khi phát triển đến đỉnh sau khi nuôi trong thời gian ngắn. Cần có biện phắp khắc phục để giảm mật độ tảo trước khi thả giống. Cùng với độ trong, màu nước là yếu tố vật lý người nuôi cần quan tâm trước khi thả giống. Nên thả giống khi thấy nước có màu xanh nõn chuối hay màu nâu và độ trong 30 – 40 cm.