T5, 24/02/2022 04:18

Tôm cỡ lớn áp đảo trong đại dịch COVID-19

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Theo thông tin được chia sẻ tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu của Viện Thủy sản Quốc gia vào tháng 1 vừa qua, mặc dù doanh số bán lẻ tổng thể ngành tôm vẫn chưa bắt kịp năm 2019, nhưng sự thay đổi về nhu cầu tôm cỡ lớn và tôm cắt nhỏ cao hơn.

Khoảng 275 triệu pound tôm đã được phục vụ cho các kênh dịch vụ thực phẩm trong năm 2021, tăng 50 triệu pound so với năm 2020, dẫn đầu là các nhà hàng tại Mexico, Latino và Tây Ban Nha. Tổng số vẫn thấp hơn 6 triệu pound so với năm 2019, nhưng một số danh mục nhất định đã tăng do áp lực lao động và lạm phát giá cả làm thay đổi nhu cầu.

Phó chủ tịch phụ trách thu mua của Performance Food Group Mike Seidel cho biết: Đối với ngành dịch vụ thực phẩm, nhu cầu về tôm cỡ lớn là rất cao. Tôm cỡ 8 – 12 con/kg và 26 – 30 con/kg đã tăng hơn 10 triệu pound”.

Theo dữ liệu của NPD SupplyTrack, tôm loại 26 – 30 con/kg có doanh số tăng 12% so với năm 2019, đạt hơn 5 triệu pound. Tôm cỡ 21 – 25 con/kg 16 – 20 con/kg cũng tăng so năm 2019 lần lượt là 3,18 triệu pound, tăng 7% và 1,85 triệu pound, tăng 4%.

Theo ông Seidel, một phần của sự gia tăng phổ biến tôm cỡ lớn là do sở thích ngày càng tăng đối với tôm EZ Peel. Tôm EZ Peel đạt đáng kể trong năm 2021 so với năm 2019, tăng 9% – tương đương 1,4 triệu pound. Trong đó chủ yếu là tôm cỡ 26 – 30 con/kg.

Ảnh: IndiaMart

Doanh số tôm được sơ chế ít đã tăng gấp nhiều lần trong năm 2021 so với năm 2019, trong khi tôm sơ chế nhiều hơn lại giảm. Tôm lột vỏ và xé sợi có doanh số bán hàng tăng 1% so với năm 2019, trong khi doanh số bán tôm lột vỏ và làm kỹ giảm 5%. Tôm bỏ đầu, có vỏ giảm mạnh nhất so với năm 2019, giảm 10%.

Tôm kích cỡ lớn 26 – 30 con/kg, 21 – 25 con/kg và 16 – 20 con/kg chiếm 55% tổng số tôm được bán cho các nhà khai thác dịch vụ thực phẩm vào năm 2021. Trong khi đó, tôm cỡ nhỏ bị mất thị phần. Doanh số bán tôm nhỏ – tôm cỡ 31 – 40 con/kg trở lên – giảm 14 triệu pound, tương đương 12%.

Đáng chú ý, ông Seidel cho biết, sự thay đổi diễn ra khi giá tôm tăng tổng thể từ năm 2019 đến năm 2021 lên 14%. “Điều này hơi mâu thuẫn với những gì chúng ta thường thấy trong vài năm qua. Trước đây, khi giá tôm tăng cao, khách hàng sẽ mua tôm cỡ nhỏ hơn để không phải thay đổi chi phí tiêu dùng và thực đơn của mình”, ông Seidel cho biết.

Một giả thuyết khác cho sự khác biệt so với tiêu chuẩn là lạm phát gia tăng ở các loài cao cấp khác đã đẩy nhiều khách hàng và nhà hàng sang nuôi tôm lớn hơn. Trong khi tôm có mức lạm phát 14% vào năm 2021 so với năm 2019, các mặt hàng như sò điệp, tôm hùm và cua đều có mức lạm phát cao hơn nhiều. Sò điệp tăng 41%, tôm hùm 56% và cua 68%. Điều đó có nghĩa là mặc dù tôm cỡ lớn đắt hơn 2 năm trước, nhưng chúng vẫn tương đối rẻ so với các loại động vật có vỏ cao cấp khác. 

Hải Phong

Theo Seafoodsource

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!