(TSVN) – Việc bổ sung chiết xuất từ trái nhàu (Morinda citrifolia) đã được chứng minh là có tác động đối với sự tăng trưởng và chức năng gan tụy của TTCT.
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật làm chất kích thích miễn dịch thay thế thuốc kháng sinh hoặc thuốc ngày càng gia tăng do phương pháp này hiệu quả hơn về chi phí và thân thiện với môi trường.
Trái nhàu (Morinda citrifolia) là một loại cây đa nhân thường mọc ở Đông Nam Á được biết đến với công dụng trong y học cổ truyền. Trong khi nghiên cứu về lợi ích của trái nhàu trên người vẫn còn hạn chế, loài cây này đã được báo cáo là cải thiện sự tăng trưởng của gia súc (Yancey và cộng sự, 2013) và gà thịt (Sunder và cộng sự, 2015) cũng như các phản ứng miễn dịch của tôm càng xanh có tác dụng kích thích miễn dịch mạnh (Halim và Prajitno, 2017).
Ảnh: Simson
Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đã tiến hành xác định hiệu quả của chiết xuất trái nhàu trong việc cải thiện sự tăng trưởng của TTCT trong quá trình nuôi và ảnh hưởng đối với chức năng gan tụy về hoạt động của các enzym tiêu hóa và chống ôxy hóa cũng như định hướng tế bào và các chức năng trong mô gan tụy trong thời gian bổ sung.
Dịch chiết thô của quả nhàu thu được thông qua quá trình làm khô và chiết xuất bằng metanol, sau đó cô đặc lại. Các chất chiết xuất được đưa vào thức ăn viên cho tôm thương phẩm ở các nồng độ 0%, 1%, 2%, 3%, 4% và 5%. Thử nghiệm cho ăn được thực hiện trong 30 ngày và các mẫu tôm được thu thập cách nhau 5 ngày để xác định năng suất tăng trưởng và phân tích sinh lý trên gan tụy.
Mỗi bể (3,3×1,15×0,75 m) chứa khoảng 300 con tôm. Cho ăn 4 lần/ngày, lúc 8 giờ, 13 giờ, 19 giờ và 22 giờ. Thức ăn thừa được loại bỏ và thay nước thường xuyên. Tôm được duy trì ở 28oC, độ mặn 30 ppt và sục khí liên tục. Các bể được che phủ bằng lưới che bóng nylon để đảm bảo ánh sáng xuyên qua tối thiểu nhằm tạo môi trường sống tự nhiên và giảm thiểu căng thẳng cho tôm. Sau đó tiến hành thu thập 30 mẫu tôm ngẫu nhiên từ mỗi bể trong khoảng thời gian 5 ngày để xác định tăng trưởng, hiệu suất tăng trưởng và xác định phản ứng sinh lý bao gồm tiêu hóa, enzym chống ôxy hóa và mô bệnh học của gan tụy .
Bất chấp sự không nhất quán về hiệu suất tăng trưởng trong thời kỳ đầu cho ăn, việc bổ sung chiết xuất đã cải thiện sự tăng trưởng của TTCT.
Đã quan sát thấy sự khác biệt đáng kể trong hoạt động của các enzym tiêu hóa và enzym chống oxy hóa giữa các phương pháp điều trị. Các kết quả cho thấy chỉ có amylase có tương quan với việc bổ sung chiết xuất từ trái nhàu. Về tăng trưởng, amylase và lipase cho thấy mối tương quan với sự thay đổi trọng lượng cơ thể trung bình của TTCT trong khi trypsin thì ngược lại. Các enzym chống ôxy hóa có tương quan chặt chẽ với nồng độ của chiết xuất được bổ sung và sự tăng trưởng của TTCT. Điều này cho thấy sự tăng trưởng của tôm đã được cải thiện khi tăng các hoạt động của enzym chống ôxy hóa.
Số lượng tế bào gan tụy cũng tăng lên đáng kể khi bổ sung chiết xuất ở nồng độ ngày càng tăng trong thời gian thử nghiệm 30 ngày. Tương tự, mối tương quan chặt chẽ cũng đã được quan sát thấy giữa các tế bào gan tụy và sự tăng trưởng của TTCT. Sự xuất hiện của teo tế bào và thâm nhiễm hồng cầu trong gan tụy cho thấy sự kích thích cơ chế bảo vệ bẩm sinh trong gan tụy bằng cách bổ sung chiết xuất.
Julia Hwei Zhong Moh
Và các cộng sự