(TSVN) – Hỏi: Nuôi cá lăng nha trong lồng thì nên sử dụng loại thức ăn nào? Phương pháp cho ăn như thế nào để cá nhanh lớn?
(Lê Anh Tuấn, xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An)
Trả lời:
Cá lăng nha là loài có tốc độ phát triển nhanh, để nuôi cá đạt hiệu quả cao có thể áp dụng các hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong lồng bè. Tuy nhiên, khi nuôi trong lồng, bè cá sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Nuôi trong lồng, bè có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: thức ăn công nghiệp, cá tạp, cắt khúc vừa cỡ miệng; thức ăn tự chế 50% cám + 50% cá. Hiện, phần lớn người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp nhờ những ưu điểm như hàm lượng dinh dưỡng cao, hạn chế ô nhiễm môi trường… Thức ăn viên công nghiệp độ đạm trên 30%. Cho thức ăn vào sàng ăn (kích thước sàng ăn 1 m), mỗi lồng đặt từ 1 – 2 sàng ăn để tiện theo dõi sức khỏe của cá cũng như kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày.
Tháng nuôi 1, 2: cho ăn ngày 3 lần: sáng, trưa, chiều tối. Bữa tối chiếm khoảng 40 – 50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Sau 2 tháng nuôi, cho ăn ngày 2 lần, sáng sớm và chiều tối. Lượng thức ăn dao động 3 – 7%, tùy từng giai đoạn. Trong quá trình nuôi, cần bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa, chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng cho cá. Sau 1 giờ cho ăn, kiểm tra sàng ăn. Qua đó có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh hiện tượng thiếu hoặc thừa thức ăn. Chà rửa sàng ăn mỗi ngày để tránh nấm, sinh vật ký sinh, vi khuẩn bám làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
(Nguyễn Văn Nghĩa, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang
Trả lời:
Trong quá trình nuôi, cần treo các túi vôi ở các góc lồng nuôi nhằm khử khuẩn, ổn định môi trường nước, phòng mầm bệnh.
Khử trùng lồng nuôi 15 ngày/lần bằng Iodine hoặc BKC (liều lượng theo nhà sản xuất).
Hàng ngày quan sát hoạt động của cá trong các lồng nuôi, khả năng bắt mồi và các hiện tượng bất thường khác để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, đặc biệt vào mùa mưa nước trong hồ mang nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy lồng. Việc vệ sinh lồng diễn ra trước khi cho ăn.
Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng.
Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra các dây neo bè, di chuyển lồng bè vào vị trí an toàn.
Kiểm tra nhiệt độ: Nếu nhiệt độ < 180C cần di chuyển lồng vào khu vực khuất gió, bơm đảo nước giữa các tầng nước trong lồng nuôi. Nếu nhiệt độ > 350C thì di chuyển lồng ra ở khu vực nước sâu hơn, dùng lưới lan che mát lồng đồng thời bơm nước tầng đáy vào lồng để hạ nhiệt độ.
Kiểm tra độ pH: nếu pH < 6 thì sử dụng vôi để nâng pH, treo túi vôi ở góc lồng. Nếu pH > 8,5 thì sử dụng mật rỉ đường hoặc axit nhẹ tạt xuống nước để giảm pH.
Kiểm tra ôxy: nếu ôxy < 4 mg/l thì chạy hệ thống bơm tạo dòng chảy, đưa lồng ra nơi thông thoáng tránh đặt lồng nơi eo ngách, góc tù.
Ban KHKT