(TSVN) – Hệ thống nuôi cua này có thể giúp người nuôi nâng cao giá trị gia tăng của cua nuôi, bằng cách nuôi lên cua 2 da, thay vì nuôi và bán cua thịt như trước đây. Ngoài ra, hệ thống nuôi có thể được xây dựng ở bất kỳ khu vực nào mà không phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là ứng dụng để nuôi thủy sản tại các thành phố lớn ở nước ta hiện nay.
Chuẩn bị hệ thống hộp nuôi: Cần chuẩn bị một số yếu tố dưới đây để xây dựng hệ thống hộp nuôi tốt: Hệ thống gồm 2 phần chính là hệ thống hộp nuôi cua (hộp nhựa kích thước 17x30x40 cm) được xếp chồng lên nhau; hệ thống tuần hoàn (RAS) xử lý nước thải và tái sử dụng nước. Hệ thống hộp nuôi cua được đặt trên một giá đỡ bằng khung thép (kích thước 0,8x1x2 m) để tạo cao trình cho hộp nuôi. Hệ thống xử lý nước thải được bố trí trong các thùng nhựa có thể tích 160 lít/thùng được kết nối tuần hoàn với nhau. Ngoài ra, hệ thống còn được gắn thêm đèn UV để diệt khuẩn trong quá trình nuôi. Cùng đó, cần chuẩn bị thiết bị lọc cơ học để loại bỏ chất thải rắn. Thiết bị lọc sinh học để giảm thiểu độc tố ammonia. Thiết bị khử khí CO2 trong nước, thiết bị bổ sung và kiểm soát ôxy. Và hệ thống giám sát chung cho cả quy trình nuôi.
Điều kiện môi trường sống: Đảm bảo điều kiện môi trường số cho cua chuẩn như sau: pH khoảng 7,5 – 9,5, thích hợp nhất 7,5 – 8,2. Cua biển có thể sống ở vùng nước gần như ngọt cho đến vùng có độ mặn 33%₀. Nhiệt độ thích hợp để cua hoạt động sinh trưởng tốt là 25 – 290C. Nên đầu tư máy nâng nhiệt để đảm bảo nhiệt độ chuẩn là 280C trong thời tiết bất kể đông, hè.
Chọn cua giống: Nên chọn mua ở các trại giống uy tín để đảm bảo chất lượng.
Chọn cua đồng đều kích thước, màu sắc tươi sáng, cua khỏe mạnh, không bị mất các bộ phận.
Thức ăn: Nuôi cua biển trong hộp có một vài điểm khác biệt với nuôi cua ngoài đầm. Quá trình cho cua ăn ở đầm sẽ tiết kiệm thời gian hơn, nuôi cua trong hộp nhựa sẽ phải thả thức ăn vào từng hộp cho cua ăn. Mỗi ngày cua sẽ ăn 2 bữa, vì chúng có tập tính hoạt động về đêm nên bữa chính là bữa tối. Thức ăn của cua là thức ăn tươi như ngao, tôm, ốc, hến cắt nhỏ.
Quản lý, chăm sóc: Mỗi con cua sẽ được nuôi riêng trong một hộp nhựa riêng để tránh ăn thịt lẫn nhau và thu hẹp mô hình để dễ quản lý, tránh nhiễm bệnh chéo. Hộp nuôi cua được xếp thành nhiều gian tầng khác nhau, đánh số thứ tự và ghi chép hằng ngày về hiệu quả chăm sóc ở vỏ hộp. Mỗi thùng nhựa đều có van khóa, giúp chủ động cho nước vào, tháo nước ra từng thùng. Nguồn nước đưa vào phải sạch, đã được diệt khuẩn để phòng dịch lây lan bệnh từ thùng này sang thùng khác. Nước đưa vào nuôi có độ pH 7,5 – 8. Nước trong thùng nuôi cứ 15 ngày sẽ diệt khuẩn một lần. Kết hợp dùng hợp chất khoáng nuôi tôm, cung cấp canxi cho cua chắc vỏ, cứ 10 ngày cấp khoáng cho cua một lần. Hoặc khi không sử dụng chất khoáng nuôi tôm, ngâm nước vôi và lọc trước khi cho vào các thùng nuôi tôm.
Nước thải từ mỗi hộp nuôi cua sẽ được gom chung về một ống dẫn để đưa về bể lắng cơ học. Tại đây, các chất thải không hòa tan sẽ được giữ lại bằng túi lọc và tấm lọc Jmat để loại bỏ dễ dàng ra bên ngoài. Nước thải sau khi được xử lý thô sẽ chảy qua ngăn lọc sinh học với các giá thể lọc sinh học là hạt Kaldnes K1 (diện tích 800 m2/m3) để loại bỏ nitơ thải từ hệ thống, qua hoạt động chuyển đổi của các dòng vi khuẩn Nitrosomonate sp và Nitrobacteria sp. Sau đó, nước được cho chảy qua ngăn bơm có đèn UV để diệt các mầm bệnh trong hệ thống. Nước đã qua xử lý được cung cấp cho hệ thống hộp nuôi nhờ máy bơm (công suất 10 m3/h). Vòng tuần hoàn cứ thế diễn ra liên tục trong suốt quá trình nuôi cua.
Kiểm tra mẫu nước nhằm điều chỉnh môi trường nước phù hợp để cua phát triển. Công việc này được duy trì thường xuyên đảm bảo hệ thống tuần hoàn hoạt động tốt. Các thông số sau khi đo lường sẽ được nhập dữ liệu trên máy tính, kiểm soát từng ngày nhằm đảm bảo cua phát triển tốt. Sau khoảng từ 20 – 40 ngày, cua bắt đầu cho thu hoạch, khi đó đạt khoảng 4 con/kg.
Hệ thống công nghệ cao nuôi cua biển trong nhà có ưu điểm nổi bật là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn, sục khí tạo ôxy. Khi đưa nước vào hộp nuôi cua, thức ăn thừa và chất cặn bẩn thải ra và đi qua hệ thống lọc thô, sau đó ra bể vi sinh và hệ thống khử khuẩn bằng tia UV. Những vi sinh sống nhờ hạt nhựa kaldnes có vai trò như san hô để lọc thức ăn thừa và chất thải giúp môi trường sống của cua được sạch hơn. Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5%. Cua được nuôi và thu hoạch liên tục, chất lượng sản phẩm có thể kiểm soát dễ dàng trước khi đưa vào thị trường. Mô hình tốn ít diện tích nhưng cho năng suất cao, sản phẩm đảm bảo ATTP, không chứa thuốc và kháng sinh.
Theo các đặc tính sinh học, cấu trúc thịt cua không phải là cấu trúc cơ, do đó dù vận động nhiều hay ít thì độ săn chắc của thịt không bị ảnh hưởng. Chất lượng của thịt cua dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, chất lượng môi trường sống. Khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng thịt cua khi nuôi trong hộp, thậm chí cua đảm bảo được độ tươi và độ sạch.
Có thể thấy, tính sáng tạo của hệ thống là việc tận dụng lại các hộp nhựa để tạo thành hệ thống nuôi cua biển trong nhà, nâng cao năng suất, mật độ nuôi cua biển tại Việt Nam (cao hơn gấp 15 – 20 lần). Đồng thời, hệ thống nuôi cua này có thể giúp người nuôi nâng cao giá trị gia tăng của cua nuôi, bằng cách nuôi lên cua 2 da, thay vì nuôi và bán cua thịt như trước đây. Ngoài ra, hệ thống nuôi có thể được xây dựng ở bất kỳ khu vực nào mà không phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt là ứng dụng để nuôi thủy sản tại các thành phố lớn ở nước ta hiện nay.
Bích Hòa
em muốn tiếp cận mô hình này thì làm sao liên hệ được ạ
Cho hỏi chi phí đầu tư nuôi cua là bao nhiêu ạ? Có chương trình tập huấn, đào tạo nuôi cua theo mô hình này không ạ?
Mình có thể tham quan mô hình đó ở đâu vậy. Mọi chỉ giúp với
Xin cho hỏi ! Mình muốn nhà cung cấp thi công hệ thống nuôi và chuyển giao công nghệ. Liên hệ với ở đâu vậy
cho toi hoi 1bo nuoi cua day du bao nhieu tien va lam cach nao de lien he voi nha cung cap he thong nay ah
Chào mọi người .mình tên tang văn hien ,mình đang ấp u mo hình nuôi cua biển trong hộp nhựa mình muốn hỏi bây giờ lập đặt hệ thống lọc nước,và chi phí,và cho để học hỏi cách nuôi,mình cảm ơn mọi người nhiều
Chào anh chị ,mình muốn hỏi nuôi cua trong hộp nhua ,mình cần học hỏi và dau tu chi phí lắp đặt thiết bị để nuôi cần chi phí gì , và cần tốn bao nhiêu tiền,và mình muốn tìm cơ sở để học hỏi rồi dau tu ,cảm ơn mọi người nhiều
Chào bạn!
Tôi đang tìm hiểu và muốn xây dựng một cơ sở nuôi cua trong hộp nhựa; bạn có thể tạo điều kiện hướng dẫn cho tôi biết nơi lắp đặt hệ thống và quy trình nuôi không ạ ? Tôi cảm ơn
Giờ e muốn nuôi cua trong hộp thì cách nào để em tiếp cận được hệ thống lọc nước đảm bảo ạ
Xin hỏi tôi ở Miền nam muốn làm mô hình nuôi Cua ghẹ trong hộp thì có thể học hỏi kỹ thuật và mua hệ thống hộp nuôi ở đâu ạ
Cho hỏi mình muón tham quan học hỏi ở đâu
Hi,
Tôi có thể liên hệ với đơn vị nào để thi công hệ thống nuôi cua này.
Xin cám ơn
Cho mình hỏi. Để đầu tư hệ thống đầy đủ với khoảng 500 hộp nuôi cua thì chi phí khoảng bao nhiêu. Xin cảm ơn ạ
cho hỏi chi phí cho 1 bộ nuôi cua đầy đủ tầm giá khoảng bao nhiêu.
E giờ muốn nuôi thì cách nào tiếp cận được với công nghệ này ạ
Tôi muốn tư vấn về mô hình này
Xin cho biết địa chỉ nhà cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ