(TSVN) – Các nhà nghiên cứu khuyến nghị bổ sung nấm men Pichia guilliermondii vào các khẩu phần ăn của TTCT để tăng miễn dịch cho tôm và nâng cao năng suất nuôi.
Nhiều loại nấm men và chiết xuất của chúng được sử dụng làm thành phần thức ăn thủy sản nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hoạt chất sinh học. Nấm men bánh mỳ Saccharomyces cerevisiae được sử dụng phổ biến nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, Pichia guilliermondii là một nấm men khá mới với hình thái học và cấu trúc độc đáo nhưng có nhiều tác dụng cho TTCT, nhất là cải thiện miễn dịch.
Sự khác biệt về hình thái và đặc điểm vật lý của nấm men P.guilliermondii và S.cerevisiae đã được đánh giá trong nghiên cứu của Peisker và cộng sự vào năm 2017. Sự khác biệt lớn nhất là tế nào nấm men P.guilliermondii nhỏ hơn và kỵ nước hơn so với S.cerevisiae.
Ngoài ra, sự phân bố của glycoproteins trong thành tế bào của hai loại nấm men khác nhau cho thấy P.guilliermondii có cấu trúc và thành phần vách tế bào khác S.cerevisiae. Hoạt động của hai nấm men này trong thức ăn thủy sản cũng khác biệt nhau.
Lợi ích của nấm men P.guilliermondii tới các thông số liên quan đến miễn dịch và hiệu suất đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu.
Nghiên cứu ban đầu được thực hiện tại Thái Lan nhằm đánh giá những thay đổi thông số miễn dịch quan trọng ở tôm trước và sau thử thách với virus Vibrio harveyi khi tôm được cho ăn hoặc không cho ăn bổ sung P.guilliermondii. Cuối giai đoạn thử nghiệm 28 ngày, lấy mẫu tôm ở nhóm bổ sung P.guilliermondii và nhóm đối chứng để kiểm tra tế bào máu. Sau đó, gây nhiễm virus V.harveyi và sau 3 giờ tiếp tục tiến hành đo số lượng tế bào V.harveyi còn lại trong huyết tương của mỗi nhóm tôm để đánh giá hiệu quả của việc loại bỏ vi khuẩn.
Tổng số bạch cầu được sử dụng như chỉ số thông báo tình trạng sức khỏe tổng thể của tôm, còn các tế bào bạch cầu hạt có chứa các yếu tố bảo vệ vật nuôi trước sự xâm nhập của mầm bệnh. Trong khi tổng số bạch cầu ở hai nhóm tôm không thay đổi, thì số lượng bạch cầu hạt của nhóm tôm ăn bổ sung P.guilliermondii tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy khả năng miễn dịch hiệu quả trước mầm bệnh. Nhóm tôm ăn bổ sung P.guilliermondii có tỷ lệ bạch cầu hạt cao hơn và số lượng virus V.harveyi còn lại trong tế bào máu cũng thấp hơn đáng kể sau 3 giờ thử thách với mầm bệnh.
Nhóm chuyên gia cũng thực hiện thêm 2 nghiên cứu để đánh giá tác động của P.guilliermondii khi được bổ sung vào thức ăn cho nhóm tôm bị gây nhiễm virus đốm trắng (WSSV) và Vibrio parahaemolyticus, tác nhân gây bệnh tôm chết sớm EMS hay hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND).
Cả hai nghiên cứu đều diễn ra trong phòng thí nghiệm tại Peru và có thiết kế tương tự nhau với 3 nhóm thử nghiệm gồm: nhóm đối chứng không bị gây nhiễm virus và được cho ăn khẩu phần cơ bản không bổ sung P.guilliermondii; hai nhóm còn lại đều bị gây nhiễm virus, nhưng chỉ có một nhóm được cho ăn bổ sung P.guilliermondii. Ở cả hai nghiên cứu, nhóm tôm khỏe mạnh và được ăn bổ sung P.guilliermondii có tỷ lệ sống cao hơn các nhóm còn lại.
Hiệu suất tăng trưởng của nhóm tôm bổ sung P.guilliermondii trong điều kiện không chứa virus lây nhiễm đã được đánh giá tại cơ sở nghiên cứu của ADM Việt Nam. Ở mỗi thử nghiệm, lặp lại 8 lần cho mỗi nhóm tôm bằng chế độ ăn đối chứng cơ bản hoăc chế độ cơ bản bổ sung 0,1% P.guilliermondii. Tăng trọng trung bình của tôm bổ sung P.guilliermondii từ khi bắt đầu và kết thúc nghiên cứu đã tăng đáng kể, lần lượt là 9% và 10% so với nhóm đối chứng.
Với cấu trúc đặc biệt, nấm men P.guilliermondii đã tăng đáng kể miễn dịch của tôm. Đây có thể là giải pháp dinh dưỡng tự nhiên giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả chi phí sản xuất trước các thách thức dịch bệnh mà vẫn đảm bảo năng suất.
Mi Lan
Theo Allaboutfeed
có sản phẩm trên thị trường chưa ak?
Nấm men này có trên sản phẩm nào và đã bán ra trên thị trường với tên thương mại là gì, của công ty nào sản xuất vậy!