(TSVN) – Thảo dược là những phụ gia thức ăn hiệu quả để cải thiện tăng trưởng, sức khỏe và năng suất chăn nuôi. Trong tương lai gần, dinh dưỡng thiên nhiên này sẽ trở thành giải pháp đáng tin cậy để thay thế các loại thuốc và chất dinh dưỡng tổng hợp trong NTTS.
Có đặc tính chữa lành vết thương với hơn 75 hợp chất sinh học. Fehrmann-Cartes et al. (2022) đã sử dụng chiết xuất lô hội làm phụ gia giảm chứng viêm ruột ở cá hồi Đại Tây Dương được nuôi bằng chế độ ăn nhiều khô đậu (30%). Cá hồi ăn bổ sung chiết xuất lô hội (0,4 g/kg) giảm đáng kể chứng viêm ruột do khô đậu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lô hội có tác dụng làm giảm số lượng tế bào goble, độ dày lớp đệm và kích thước niêm mạc dưới biểu mô, cytokine IL-1β tiền viêm, tương tự như nhóm cá được cho ăn bột cá.
Hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm và kháng ôxy hóa. Thảo dược này thúc đẩy hệ miễn dịch của vật nuôi thủy sản trước một số tác nhân gây bệnh. Rattanachaikunsopon và Phumkhachorn (2009) phát hiện chế độ ăn bổ sung chiết xuất lá xuyên tâm liên làm tăng tỷ lệ sống của rô phi Nile sau thử thách với vi khuẩn Streptococcus agalactiae.
Sử dụng thảo dược được xem là có hiệu quả và hướng đi bền vững trong NTTS. Ảnh: ST
Một nghiên cứu gần đây (Yin et al., 2023) đã đánh giá chiết xuất xuyên tâm liên (0; 0,25; 0,50 và 1%) đối với hiệu suất và sức khỏe của tôm sau thử thách với Vibrio alginolyticus. Trước gây nhiễm Vibrio alginolyticus, xuyên tâm liên cải thiện đáng kể hiệu suất, tổng số lượng tế bào máu và tỷ lệ thực bào trong tế bào máu; tăng hoạt tính superoxide dismutase (SOD), khả năng chống ôxy hóa tổng (T-AOC) và giảm malondialdehyde (MDA) trong gan tụy. Sau gây nhiễm Vibrio alginolyticus, xuyên tâm liên cải thiện tỷ lệ sống của tôm và làm suy yếu quá trình tạo ra các gốc superoxide trong gan tụy. Các tác giả kết luận bổ sung xuyên tâm liên (0,25% và 0,50%) nâng cao năng suất, thúc đẩy miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng khuẩn Vibrio ở TTCT.
Làm tăng đáng kể hoạt tính của phenoloxidase (PO), SOD và lysozyme (Chang et al., 2017). Trong nuôi tôm, hoàng kỳ là một phụ gia thức ăn an toàn và hiệu quả. Liều bổ sung tối ưu với TTCT là 0,2 g/kg. Nghiên cứu Qianqian Zhai (2018) cho thấy, hỗn hợp hoàng kỳ và florfenicol (FFC) bổ sung trong chế độ ăn có tác dụng hiệp đồng đối với khả năng miễn dịch của TTCT và kháng bệnh sau khi thử thách với chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.
Chứa thành phần chính thymol, terpinene, phlandrene, pinene group, myrcene và cymene. Thymol có đặc tính kháng khuẩn và nấm. Chiết xuất mùi tây có hoạt tính chống lại Pseudomonas, Escherichia coli, Klebsiella, và Staphylococcus aureus (Shankaracharya et al., 2000; Usha et al., 2012). Ali et al. (2017) đã chứng minh bổ sung 1% chiết xuất mùi tây trong thức ăn của cá hồi vân cải thiện đáng kể năng suất và tỷ lệ sống của vật nuôi.
Chứa hợp chất phenolic hòa tan như eugenol, tannins, saponins, flavonoids, terpenoids, methyl eugenol và caryophyllene. Một số chất này có tác dụng kích thích miễn dịch. Trong NTTS, chiết xuất hương nhu tía đã được nghiên cứu trên nhiều loài cá gồm rô phi đen (Logambal et al., 2000), cá mú (Sivaram et al., 2004), cá chép (Chitra & Krishnaveni, 2011), và cá trôi Ấn Độ (Das et al., 2013). Ngoài ra, hương nhu tía làm tăng khả năng kháng Vibrio harveyi và Aeromonas hydrophila. Một nghiên cứu đã chứng minh cá rô phi được cho ăn 200 mg/kg thức ăn chứa chiết xuất hương như tía phát triển tốt hơn đáng kể so với nhóm đối chứng và có tỷ lệ chết thấp hơn khi thử thách với vi khuẩn Streoptococcus agalactiae (Panprommin et al., 2017).
Chứa các thành phần có khả năng chữa bệnh như alkaloids, phenolic (coumarins, flavonoids, tannins), dẫn xuất glycosidic (saponins, flavonoid glycosides, cardiac glycosides), steroids, poly acetylenes, terpenes/terpenoids… Các thành phần này chống viêm và ôxy hóa, chữa lành vết thương. Theo các nghiên cứu trước đây, cây xô thơm là phụ gia thức ăn hữu ích đối với cá tráp đầu vàng, cá chép, cá tầm, và cá hồi vân; giúp cá tăng trưởng tốt và cải thiện miễn dịch. Gần đây, Hussein et al. (2023) đã đánh giá các mức bổ sung lá cây xô thơm (0, 2, 4, 6 và 8 g/kg) trong thức ăn của cá vược châu Âu. Tỷ lệ bổ sung tối ưu là 3,6 – 4,1 g/kg dựa trên kết quả về tăng trọng, hoạt động thực bào, FCR, hoạt tính lysozyme và chỉ số máu, đáp ứng miễn dịch và sức khỏe đường ruột.
Có đặc tính chống ôxy hóa, bảo vệ gan tụy và kích thích miễn dịch. Các polyphenol được tìm thấy trong quả lý gai, đặc biệt là tannin và flavonoid là những chất mang hoạt tính sinh học chủ yếu. Các thành phần chính trong chiết xuất quả lý gai gồm axit gallic (640 mg/g) và axit ascorbic (198 mg/g). Đã có nghiên cứu chứng minh chiết xuất quả lý gai chống lại tác dụng độc hại của triarylmethane (MG) trong tế bào hồng cầu của cá chép (Sinhan & Jindal (2019). Cụ thể, ở mức bổ sung 1.000 mg/kg, chiết xuất lý gai đã ngăn chặn đáng kể các bất thường về hồng cầu của cá chép.
Có tác dụng điều hòa miễn dịch nhờ hợp chất hữu cơ withanolide. Theo nghiên cứu của Mukherjee et al. (2019), các thành phần chính trong sâm Ấn Độ là tannin, saponin, alkaloid, flavonoid và terpenoid. Tỷ lệ chết của cá rô phi cũng giảm đáng kể khi được cho ăn chiết xuất sâm Ấn Độ và thử thách với vi khuẩn Aeromona hydrophila. Một nghiên cứu khác của El-Sabbagh et al., 2022 đã đánh giá tác động của sâm Ấn Độ đối với độc tính do cadmium chloride (CC) gây ra (1.775 mg/L) ở cá rô phi Nile. Cá tiếp xúc với CC và được bổ sung đồng thời chiết xuất sâm Ấn Độ ở liều cao (3 ml/kg) cho thấy tác dụng cải thiện đáng kể các thông số huyết sắc tố, protein tổng, globulin, IgM và lysozyme. Ngoài ra, hoạt tính của CAT và SOD tăng cao, giảm MDA và tăng tỷ lệ sống.
Thiên môn chùm và sâm Ấn Độ được thử nghiệm bởi Trivedi et al. (2023) để đánh giá tác động kích thích miễn dịch ở cá lóc Ấn Độ. Cá được cho ăn các mức độ bột khô của rễ cây thiên môn chùm và sâm Ấn Độ riêng lẻ hoặc kết hợp theo tỷ lệ 1 – 3 g/kg thức ăn. Mặc dù, sâm Ấn Độ cải thiện đáng kể các chỉ số huyết học và miễn dịch, nhưng kết quả tốt nhất đạt được khi kết hợp cả hai loại thảo mộc ở liều cao (1,5 g sâm Ấn Độ + 1,5 g thiên môn chùm/kg thức ăn).
Chứa nhiều chất kháng nấm, vi khuẩn và virus, chống ôxy hóa. Theo Sarkar et al. (2021), xoan Ấn Độ chứa nhiều chất hoạt tính sinh học, trong đó có các limonoid như nimbolide và azaridachtin được nghiên cứu rộng rãi. Ngoài quả, các bộ phận khác của xoan Ấn Độ đều mang hoạt tính chống ôxy hóa, loại bỏ gốc tự do và giảm tổn thương tế bào do ROS gây ra. Ngoài ra, chiết xuất xoan Ấn Độ giảm thiểu giải phóng cytokine tiền viêm như TNF-α và IL-6, điều hòa miễn dịch, tăng số lượng tế bào CD4+ và CD8+ T.
Nghiên cứu của Abidin et al. (2022) đã đánh giá các khẩu phẩn bổ sung chiết xuất lá xoan Ấn Độ khác nhau (0, 5, 7 và 10%) đối với năng suất cá hồi vân trong 90 ngày nuôi. Kết quả cho thấy, tăng trưởng tốt nhất đạt được ở khẩu phần 7,5% chiết xuất lá xoan. Theo Thanigaivel et al. (2015), chiết xuất xoan Ấn Độ ở nồng độ 150 mg/l có thể thay thế kháng sinh trong điều trị Citrobacter freundii ở cá rô phi.
Mi Lan
Tổng hợp