(TSVN) – Mỹ đã nhập khẩu 108.950 tấn cá hồi Đại Tây Dương, trị giá 1,5 tỷ USD trong quý đầu tiên năm 2023, tăng 5% về khối lượng và tăng 8% về giá trị so với 103.320 tấn, trị giá 1,3 tỷ USD nhập khẩu trong quý đầu tiên của năm 2022, theo báo cáo mới nhất do Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) công bố.
Theo đó, trong tháng 3/2023, tháng cuối cùng của quý I, Mỹ đã nhập khẩu 35.904 tấn cá hồi Đại Tây Dương, trị giá 522,7 triệu USD, tăng 7% về khối lượng và 8% về giá trị so với tháng 3/2022. Trên thực tế, nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương của Mỹ hiện đã có 8 tháng liên tiếp cải thiện về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái, kể từ tháng 8/2022.
Ông James Griffin, người đứng đầu Hội đồng Tiếp thị Cá hồi Chilê, cho biết người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu quan tâm đến cá hồi Đại Tây Dương một thời gian trước đó, nhưng đại dịch đã giúp đẩy nhanh nhu cầu này. “Người tiêu dùng đã chú ý đến các loại thực phẩm hướng đến sức khỏe, trong và sau thời kỳ đại dịch, điều này càng được phổ biến rộng rãi”, ông nói.
Những người nuôi cá hồi Chilê đã được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng này khi Chilê chiếm 61.069 tấn cá hồi Đại Tây Dương mà Mỹ nhập khẩu trong quý đầu.
Trong bối cảnh Mỹ giảm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản khác thì cá hồi Đại Tây Dương vẫn nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. Ảnh: Shutterstock
tiên, tăng hơn 17% so với quý đầu tiên của năm 2022, trị giá 788,6 triệu USD, tăng 7%. Cá hồi Chilê chiếm 56% thị phần chi phối tại thị trường Mỹ trong quý vừa qua, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022 và vượt xa Na Uy đứng thứ hai dù quốc gia đã tăng thị phần từ 3% lên 19% trong quý đầu tiên của năm 2023.
Na Uy hiện đã vượt lên trên Canada về thị phần do quốc gia này đang có sự sụt giảm sản lượng trong thời gian gần đây. Ngược lại, Vương quốc Anh lại trở thành nguồn cung cấp cá hồi Đại Tây Dương hàng đầu với 3.881 tấn cá hồi nhập khẩu vào Mỹ, trị giá 50,3 triệu USD trong quý I/2023, tăng 242% về khối lượng và 276% về giá trị so với quý I/2022. Tuy nhiên, Vương quốc Anh vẫn chỉ đứng thứ năm và chỉ chiếm 4% thị trường, sau Quần đảo Faroe vài tấn, nhưng là quốc gia có sự tăng trưởng rõ rệt so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết giá bán buôn các loại thủy sản tại Mỹ giảm trong thời gian gần đây, trong đó có cá hồi Đại Tây Dương, tuy nhiên mức giảm gần như không quá nhanh trong 6 tháng qua. Ví dụ, một miếng fille tươi D-trim được nuôi trong trang trại nặng 2-3 pound từ Chilê, một trong những kích cỡ và kiểu dáng sản phẩm phổ biến nhất, được bán ở mức trung bình 5,85 – 6,00 USD/pound vào ngày 1/6 vừa qua, giảm 3% từ mức giá trung bình 6,00 – 6,20 USD/pound ngày 3/1/2023. Trước đó, khoảng vào tháng 3, giá cá hồi Chilê đã tăng đột biến, với loại fillet 2 – 3 pound đạt mức 7,00 – 7,20 USD/pound trước khi giảm trở lại.
Ngoài ra, đối với một số sản phẩm, thậm chí đã có một sự tăng giá nhẹ. Ví dụ, fillet D-trim tươi, nặng 2 – 3 pound từ Na Uy, ở mức 8,05 – 8,55 USD/pound ngày 1/6 vừa qua, giảm so với mức 9,50 – 10,00 USD/pound hồi đầu tháng 3, nhưng tăng 4% so với mức 7,75 – 8,25 USD/pound ngày 3/1/2023. Trong đầu tháng 5, chênh lệch giá giữa miếng fillet 2 – 3 pound được bán bởi Chilê và châu Âu là 3,10 – 3,30 USD/pound, dữ liệu giá của UB tiết lộ.
Nhà phân tích Angel Rubio của UB nhận xét trong một báo cáo tổng quan về thị trường được công bố gần đây rằng sự chênh lệch giá cao kỷ lục như vậy giữa giá cá hồi Chilê và châu Âu dường như có thể dẫn đến sự điều chỉnh, “đặc biệt là vào những tháng mùa hè”.
Mặt hàng đã giảm giá mạnh nhất là cá tươi nguyên con. Dữ liệu của UB cho thấy cá hồi Đại Tây Dương 14 – 16 pound từ Canada đạt mức trung bình 4,60 – 4,80 USD/pound ngày 1/6/2023, giảm 12% so với mức 5,20 – 5,45 USD/pound vào đầu tháng 1 năm nay.
Bản đánh giá về khối lượng nhập khẩu hàng tháng và giá trung bình phải trả cho nhập khẩu cá hồi Đại Tây Dương từ 5 quốc gia nguồn cung hàng đầu của Mỹ cho thấy mô hình tăng giá từ tháng 4 – 7/2022, trước khi giảm xuống và chạm đáy trong khoảng tháng 10 và sau đó tăng trở lại vào cuối tháng 3/2023 với mức tương đối cao.
Trong số một số xu hướng khác, có thể thấy rõ từ dữ liệu thương mại mới nhất của NOAA là Mỹ đang mua nhiều fillet tươi và đông lạnh hơn và giảm sản phẩm cá nguyên con. Fillet tươi chiếm 49% lượng cá hồi Đại Tây Dương nhập khẩu trong quý đầu tiên của năm 2023 so với 47% trong cùng kỳ năm 2022, trong khi fillet đông lạnh chiếm 22% so với 21% của cùng kỳ. Ông Rubio cho biết sự thay đổi này có liên quan trực tiếp đến sự sụt giảm sản lượng gần đây của Canada.
Theo đó, Canada đã xuất khẩu sang Mỹ 10.253 tấn cá tươi nguyên con, trị giá 97 triệu USD trong quý đầu tiên của năm 2023, nhiều hơn bất kỳ quốc gia xuất khẩu nào khác, nhưng vẫn thấp hơn 41% về khối lượng và 40% về giá trị so với quý đầu tiên của năm 2022.
Việc giảm nhập khẩu cá hồi tươi nguyên con của Canada đã được bù đắp bởi mức tăng 27% từ Chile và tăng 26% từ Na Uy. Một đánh giá sâu hơn về khối lượng và giá hàng tháng theo dữ liệu của NOAA cho thấy cá hồi tươi nguyên con và fillet tươi có mức giảm và tăng tương tự trong vài tháng qua, trong khi giá fillet đông lạnh ít thay đổi đáng kể hơn.
Hải Phong
Theo Undercurrent News