(TSVN) – Tôm là mặt hàng nhạy cảm về giá, tức là giá tôm tăng thì cầu sẽ giảm. Châu Âu và Anh đang đối mặt những thách thức tương tự ảnh hưởng đến ngành dịch vụ ẩm thực cũng như bán lẻ. Do đó, mặt hàng tôm sú cũng chịu tác động xấu.
Thị trường Trung Quốc tiên lượng tốt sau thông tin lượng nhập khẩu tôm vào quý IV năm ngoái có thể đạt mức khổng lồ và kết thúc cả năm 2022 với con số ấn tượng trên 900.000 tấn. Tuy nhiên, sự phục hồi này không diễn ra trong khi tiêu thụ tôm vẫn đang suy yếu. Nhiều báo cáo chưa được xác nhận cho thấy Trung Quốc còn gần 50.000 tấn tôm đang tìm kho lạnh bảo quản. Người dân Trung Quốc có thể dư tiền mặt sau COVID-19 nhưng họ thiếu niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế nên có xu hướng tiết kiệm, càng khiến nền kinh tế trì trệ và suy thoái hơn. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 16 đến 25 tại Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục 20%.
Về vấn đề nguồn cung, sản lượng tôm toàn cầu đạt 5,5 triệu tấn vào năm 2022, dẫn đầu là Ecoador với sản lượng ước 1,5 triệu tấn vào năm 2023. Giá tôm cổng trại xuống thấp không còn lại ở Ecuador. Tháng 9/2020, giá tôm cỡ 60 tại đây đã rớt xuống 2,70 USD/kg, buộc nhà xuất khẩu phải tìm cách cân bằng cả ba thị trường trọng điểm gồm Mỹ, Trung Quốc và châu Âu. Tuy nhiên, lúc đó khác bây giờ bởi chi phí sản xuất hiện đã tăng vọt do giá thức ăn và năng lượng leo thang, bóp nghẹt lợi nhuận của người nuôi tôm. Xuất khẩu tôm của Indonesia trong 6 tháng đầu năm 2023 cũng giảm 19%. Đây là cú sốc lớn với ngành tôm của nước này do xuất khẩu gần 80% sang thị trường duy nhất là Mỹ.
Trước năm 2023, nhiều chuyên gia dự báo ngành tôm toàn cầu sẽ đối mặt khó khăn do lạm phát và suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, thực tế u ám hơn nhiều nhưng ngành tôm phải chấp nhận. Mục tiêu hơn 1 triệu tấn tôm ở mỗi quốc gia không còn là ưu tiên hàng đầu bởi tiêu thụ số tôm đó ở đâu mới là vấn đề quan trọng. Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam hay Indonesia đều là những viên gạch tạo nên “đế chế tôm toàn cầu” và cần phải đặt marketing lên trước sản lượng bằng cách tự tạo ra nhu cầu. Giá tôm đang thấp, cầu càng dễ tạo hơn tại thị trường nội địa hoặc khu vực và nhà cung cấp tôm nên nắm bắt cơ hội này.
Mặc dù quốc gia nuôi tôm nào cũng nuôi mộng “marketing toàn cầu”. Tuy nhiên, marketing ở thị trường nội địa dễ thực hiện hơn. Các hiệp hội có thể xây dựng các chiến lược marketing dựa trên chất lượng, bền vững, và thương hiệu để xuất khẩu, song song phát triển thị trường nội địa. Đây là cơ hội để ngành tôm tự điều chỉnh và loại bỏ các yếu tố tiêu cực. Các chính phủ có thể hỗ trợ thúc đẩy chất lượng, tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, điều mà chính phủ không nên làm là hạn chế nhập khẩu thông qua hàng rào thuế quan hay thực hiện chính sách có lợi cho mình nhưng gây hại cho láng giềng. Mỗi cuộc khủng hoảng luôn có một cơ hội, và cuộc khủng hoảng ngành tôm cũng vậy nên đừng để cuộc khủng hoảng đó trở nên “lãng phí”.
ZURIDAD MERICAN
(Aquaculture Asia Pacific)