Cách Xử lý pH trong ao nuôi

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Khi pH trong ao nuôi giảm cần thực hiện xử lý như thế nào?

Hỏi: Khi pH trong ao nuôi giảm cần thực hiện xử lý như thế nào?

(Nguyễn Xuân Nam,  huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam)

Trả lời:

Những biện pháp xử lý khi độ pH trong ao nuôi giảm: Nếu pH xuống thấp cần tạt vôi bột CaCO3 hoặc NaHCO3 với liều lượng 20 – 30 kg/1.000 m3 nước vào buổi tối để tăng pH. Không nên dùng CaO hoặc Ca(OH)2 vì pH sẽ tăng rất nhanh khó kiểm soát, gây hại cho tôm. Nên bổ sung khoáng chất cho tôm, nhằm tăng sức đề kháng. Sử dụng chế phẩm sinh học, men xử lý nước để xử lý nước nuôi. Xiphong đáy ao nếu có thể. 

Những việc làm trước khi thả giống tôm: Rải đều vôi bột khắp đáy ao để diệt mầm bệnh, ổn định độ chua và giúp nền đáy ao tơi xốp hơn. Liều lượng bón vôi có thể từ 30 – 40 kg cho 100 m2. Đối với những ao cao, không thể tát cạn có thể dùng 40 – 50 kg cho 100 m2. Sau khi tẩy vôi 3 – 5 ngày tiến hành bón lót cho ao nuôi bằng cách rải vôi đều khắp ao nuôi tôm. Tùy vào điều kiện và thời tiết có thể phơi đáy ao từ 7 – 10 ngày, cho đến khi xuất hiện dạng nứt chân chim là được. Việc phơi đáy ao sẽ tận dụng được các bức xạ tia cực tím để diệt khuẩn và các mầm bệnh gây hại. Lấy nước lần 1, từ 30 – 50 cm và để từ 3 – 5 ngày sau khi có ánh nắng mặt trời chiếu xuống giúp màu ao lên nhanh hơn. 

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!