(TSVN) – Các thành phần thức ăn nguồn gốc thực vật, giúp thúc đẩy lượng ăn vào và sự tăng trưởng, trong khi đó bột nhuyễn thể krill, kích thích tính thèm ăn của cá hồi Đại Tây Dương.
Trong một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Fisher, các nhà khoa học từ Florida, California, Montana và South Carolina; cùng một số Trung tâm công nghệ thủy sản của Mỹ và Chile, đã phân tích ảnh hưởng của bột nhuyễn thể krill, đối với sự phát triển của cá hồi Đại Tây Dương, trong khẩu phần ăn gốc thực vật và gốc động vật (protein phụ phẩm gia cầm), không có bột cá và dầu cá.
Nghiên cứu này xác định việc bổ sung krill vào các chế độ ăn chứa protein gia cầm hay protein thực vật, có tác dụng tích cực tới lượng ăn vào, hoặc kích thích sự tăng trưởng của cá hồi hay không. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nỗ lực tìm kiếm phương pháp, đánh giá khả năng thay thế bột nhuyễn thể krill của các nguyên liệu mới, trong chế độ ăn gốc thực vật.
Nhóm chuyên gia tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm thử nghiệm Acuicola (Vitapro, thuộc Chile), nhằm đánh giá ảnh hưởng của bột nhuyễn thể krill, ở tỷ lệ 0%; 2,5% và 5% trong thức ăn gốc động vật và thực vật không chứa bột cá và dầu cá, đối với sự phát triển của cá hồi Đại Tây Dương.
Kết quả cho thấy, từ khi bắt đầu thử nghiệm: Trọng lượng, chiều dài và hệ số điều kiện sống (K), không có sự khác biệt giữa các nhóm cá. Ngoài ra, suốt thời gian nghiên cứu, các nghiệm thức cũng không gây ra bất cứ tác động tiêu cực nào đến tỷ lệ sống của cá.
Thay thế dầu cá bằng dầu tảo hoặc dầu thực vật, đồng thời thay đổi hồ sơ dinh dưỡng của từng axit béo, không làm ảnh hưởng đến tổng lượng axit béo bão hòa, không bão hòa đơn, hoặc không bão hòa đa trong chế độ ăn.
Ngược lại với thức ăn protein động vật, thức ăn chứa protein thực vật bổ sung bột nhuyễn thể krill, sẽ có những lợi ích nhất định. Tỷ lệ bổ sung krill tăng, kéo theo tăng trọng cải thiện, tốc độ tăng trưởng tương đương nhóm ăn bột cá và dầu cá.
Kết quả cho thấy, cá hồi Đại Tây Dương được nuôi bằng chế độ ăn chủ yếu thực vật, đã tăng trưởng gần 220% suốt đợt thử nghiệm với tỷ lệ chết 0%. Ngoài ra, các giá trị về tỷ lệ cho ăn hàng ngày (SFR), giá trị protein sản xuất (PPV), hiệu quả sử dụng protein (PER), đặc điểm hình thái, và thành phần không thay đổi, so với nhóm cá đối chứng ăn chế độ bột cá và dầu cá. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá chậm hơn, so các nhóm thử nghiệm khác từ ngày thứ 45 trở đi.
Với khẩu phần ăn chứa protein thực vật, bổ sung krill không mang lại lợi ích dinh dưỡng rõ ràng, do chứa hàm lượng protein tương tự thức ăn đối chứng (bột cá, dầu cá), nhưng khác nhau về hàm lượng EAA và lipid. Chế độ ăn protein thực vật + 5% krill (P3), đã mang lại kết quả giống hệt nhóm đối chứng về thông số tăng trưởng, nguyên nhân do krill đã kích thích lượng ăn vào và tăng cảm giác ngon miệng cho vật nuôi.
Tuy nhiên, do không có sự khác biệt về thành phần toàn bộ cơ thể, hoặc chỉ số nội tạng giữa hai nhóm, nên không thể bỏ qua tác dụng tiết kiệm protein. Cũng có thể do bột krill cung cấp thêm một số chất dinh dưỡng vào thức ăn, bao gồm astaxanthin và nucleotide – những chất có lợi cho sức khỏe và tăng trưởng của cá hồi. Hỗn hợp protein mới (krill + thực vật), giống chất lượng dinh dưỡng của bột cá hơn, đồng thời làm giảm khả năng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Tiến sĩ Rick Barrow, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, cuộc thi “Thức ăn không bột cá (F3)” vẫn đang tiếp diễn. Các kết quả sẽ được công bố vào cuối năm 2024. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ tìm ra chất khả thi, thay thế krill trong thức ăn thủy sản.
Theo Rick, lợi ích làm tăng lượng thức ăn ăn vào của krill chỉ tạm thời. Hơn nữa, krill lột vỏ có thể làm giảm đáng kể độ ổn định của thức ăn viên, do hàm lượng protein hòa tan trong bột krill cao hơn so với bột cá. Ở chế độ ăn protein (bột gia cầm), bổ sung krill ở mức 2,5% – 5% không phát huy tác dụng rõ ràng. Tuy nhiên, ở khẩu phần ăn chứa protein thực vật, krill hoạt động như một chất gây ngon miệng, làm tăng lượng ăn vào và tăng trưởng của cá hồi.
Dũng Nguyên (Theo International Feed)