An Giang: Đổi mới tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 20,0%.

Về phương hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng, tỉnh An Giang chủ trương đổi mới tư uy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Tập trung phát triển 3 nhóm sản phẩm chủ lực hiện có gồm: lúa gạo; cá tra; rau màu, cây ăn trái và 2 nhóm sản phẩm mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh gồm: chăn nuôi bò và nấm ăn, nấm dược liệu. Chú trọng, nghiên cứu phát triển giống nông nghiệp, thủy sản và dược liệu.

Mô hình nuôi cá tra tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Ảnh: ST

Cùng đó, tỉnh chủ trương thực hiện việc tích tụ ruộng đất, cánh đồng lớn để hình thành các vùng chuyên canh, vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa quy mô lớn, các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung ở xa khu dân cư; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác thủy sản gắn với bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Đồng thời, xây dựng trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng nguyên liệu thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo, kết nối với các trung tâm đầu mối nông nghiệp, thủy sản khác của vùng.

PV

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!