(TSVN) – Hỏi: Khi nhiệt độ xuống thấp trong thời tiết rét đậm rét hại như hiện nay có ảnh hưởng xấu thế nào tới TTCT nuôi?
(Phạm Hữu Tuấn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)
Trả lời:
Do TTCT xuất xứ từ vùng nhiệt đới, nên khả năng chịu lạnh của chúng rất thấp. Khi đó nhiều bất thường trong các phản ứng sinh lý của cơ thể tôm sẽ diễn ra như ngừng tăng trưởng, ngừng bơi và giảm ăn một cách rõ rệt. Thậm chí TTCT sẽ chết hàng loạt khi nhiệt độ xuống thấp dưới 13oC. Một cơ chế tự điều chỉnh thương tổn do tác nhân môi trường kể cả nhiệt độ đã được phát hiện. Khi nhiệt độ hạ thấp (gió mùa, mưa), quá trình trao đổi chất của tôm sẽ giảm, dẫn đến sức ăn cũng giảm theo, kéo dài thời gian lột xác của tôm. Khi nhiệt độ xuống thấp quá ngưỡng giới hạn, một số loài có sức đề kháng kém sẽ bỏ ăn và chết, đặc biệt là tôm giai đoạn còn nhỏ (ương giống, tôm post). Nếu nhiệt độ hạ thấp kéo dài, tôm sẽ có xu hướng di chuyển xuống đáy để tránh rét, nguy cơ tiếp xúc với khí độc và nấm sẽ rất cao.
(Vũ Văn Cảnh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định)
Trả lời:
Đối với ao bạt vẫn chuẩn bị ao như bình thường các vụ trước là vá lỗ thủng ở đáy, thay bạt nếu bạt cũ, chà rửa đáy ao, nhưng nên phơi ao lâu hơn bình thường từ 2 – 3 ngày vì trời lạnh sẽ lâu khô hơn bình thường. Và không nên lấy nước vào những ngày gió mùa vì nhiều cặn bẩn và mầm bệnh … nước không ổn định, nếu có lấy thì lấy vào ao lắng xử lý rồi mới cho vào ao bạt. Đối với ao đất: Vẫn cải tạo đáy ao như bình thường, nhưng cần diệt tạp kỹ hơn vì một số loài giáp xác như cua, ốc… vào mùa đông lạnh có tập tính đào hang sâu hơn bình thường. Phơi ao lâu hơn bình thường từ 2 – 3 ngày vì trời lạnh ít nắng và lâu khô. Sau khi cải tạo, chuẩn bị ao xong nên lấy nước vào cao hơn bình thường 20 – 30 cm. Vì mùa lạnh khối lượng nước càng ít thì nhiệt độ rất dễ giảm làm tôm chậm lớn, bỏ ăn. Nên lấy nước nhiều một tí sẽ giúp tầng nước bên dưới giữ nhiệt độ tốt hơn.
Ban KHKT