Mô hình “con tôm ôm gốc lúa” đang được nhân rộng ở các tỉnh ĐBSCL bởi hiệu quả bền vững.
Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất, mà là mô hình thông minh. Hệ thống canh tác tôm – lúa giúp hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm, thích ứng với điều kiện tự nhiên, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp (GAP); từ đó nâng cao giá trị hàng hóa. Ngoài ra, mô hình này giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, tạo điều kiện giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững.
Đến nay, mô hình tôm – lúa vẫn chưa hết giá trị khi đặt mục tiêu thu về hàng nghìn tỷ đồng/năm bởi nhiều hộ dân đã gắn bó với mô hình, nay sẽ tiếp tục duy trì hình thức canh tác này.
Thu hoạch tôm càng xanh trong mô hình tôm – lúa ở Cà Mau
Người dân thả tôm giống nuôi luân canh vào tháng 2, kết thúc vụ vào tháng 7
Năng suất tôm nuôi mô hình trung bình đạt 320 – 400 kg/ha
Ngoài tôm càng xanh thì tôm sú là đối tượng nuôi trong mô hình tôm – lúa
Sau 3 tháng nuôi có thể thu tỉa tôm
Người dân Bạc Liêu vui khi trúng mùa tôm – lúa