Bệnh thối đuôi tôm đầm và cách phòng trị

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Hỏi: Tôm nuôi trong đầm xuất hiện hiện tượng một vài con có đuôi xòe có bọt nước, xung quanh mép bị thối rữa. Xin hỏi cách phòng và điều trị bệnh?

(Nguyễn Trọng Tháp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định)

Trả lời:

Theo mô tả sơ bộ, tôm đang bị bệnh thối đuôi tôm đầm, một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn, có thể gây hao hụt lớn nếu không biết cách phòng, trị kịp thời.

Nguyên nhân là do ao nuôi không được cung cấp đủ thức ăn nhưng lại thả nuôi với mật độ quá dày, khi đó tôm bị thiếu thức ăn dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau gây thương tích tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Thường xảy ra nhiều ở tôm bố mẹ trong thời gian qua đông.

Để phòng trị bệnh, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: Thả nuôi với mật độ vừa phải, tăng cường quản lý cung cấp thức ăn đầy đủ cho tôm nuôi. Có thể bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và xử lý nước ao nuôi tôm. Khi phát hiện bệnh, cần sử dụng Formalin với liều lượng 20 g/m3 và CuSO4 té đều xuống ao. Trường hợp ao nuôi đã nhiễm bệnh nặng, cần thu hoạch gấp hoặc liên hệ các chuyên gia gần nhất để xử lý kịp thời.

Hỏi: Tôi muốn tìm hiểu thêm về tác dụng của acid hữu cơ đối với nuôi tôm, cá?

(Phan Nam, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre)

Trả lời:

Các acid hữu cơ và muối của chúng bao gồm: citric acid và sodium citrate, formic acid, potassium hay sodium diformate, lactic acid, sodium lactate, propionic acid, calcium propionate có thể cải thiện việc sử dụng protein và khoáng chất và do đó giúp tăng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên cá nuôi.

Ngoài ra, acid hữu cơ có thể điều chỉnh quần thể vi khuẩn trong ruột trước của cá bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gram âm gây bệnh. Điều này thường giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột và có thể giảm thiểu sự bùng phát của vi khuẩn gây bệnh.

Bổ sung 0,2 – 0,5% kali differormate trong thức ăn giúp cải thiện khả năng giữ protein, tăng trưởng của cá rô phi (Wing-Keong et al 2009; Elala và Raaga, 2015). Ngoài ra, giúp giảm số lượng vi khuẩn gram âm gây bệnh như   và Aeromonas hydrophilla trong phân và biểu mô ruột.

Ban KHKT

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!