T2, 06/07/2020 12:50

Bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

Bệnh do vi khuẩn gây nên, khiến vỏ tôm bị tổn thương, hoặc mềm vỏ, có nhiều loại vi khuẩn có khả năng ăn mòn lớp kitin ở vỏ tôm và gây lở loét, tạo ra các vết lõm làm cho vỏ bị nhăn nheo. Với những tổn thương trên vỏ, nếu để lâu, kéo dài sẽ bị đen hóa, tạo ra những đốm đen hay nâu.

Tôm bị tổn thương, hoặc mềm vỏ, có thể do nhiều loại vi khuẩn

Tôm bị tổn thương, hoặc mềm vỏ, có thể do nhiều loại vi khuẩn

Nguyên nhân ăn mòn vỏ kitin

Bệnh do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Có nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh này: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali…   

Giống vi khuẩn Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3 -0,5 x 1,4 – 2,6 μm. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Vibrio spp thường gây bệnh ở động vật thủy sản nước mặn và nước ngọt: cá, giáp xác, nhuyễn thể…

Triệu chứng bệnh ăn mòn vỏ kitin

Tôm bị bệnh thường xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân bơi, râu…) và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn cục dần. Sắc tố Melanin bị khuyếch đại, sự mờ đục của đốt bụng thứ 6 và xuất hiện sắc tố đen nâu trên mô gan tụy.
Bệnh này có thể xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau: tôm mẹ, tôm thịt, ấu trùng và hậu ấu trùng trong trại tôm giống.

Cũng có trường hợp bệnh xảy ra kèm theo một số dấu hiệu khác trong các ao nuôi tôm như: Tôm bị bệnh thường bẩn mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính, nếu bệnh mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ…

 

Phương pháp phòng bệnh

Làm tốt công tác sát trùng bể, ao và các dụng cụ trước mỗi đợt sản xuất;
Nguồn nước phải được sát trùng bằng các phương pháp khác nhau như: Phương pháp cơ học (lọc), phương pháp hóa học (xử lý bằng các thuốc sát trùng), phương pháp lý học (dùng đèn cực tím), phương pháp sinh thái, phương pháp sinh học để tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của Vibrio…;

Thay nước đáy trong ao thâm canh, cần lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt, xác định khẩu phần thức ăn chính xác, tránh dư thừa. Trong nuôi thâm canh không dùng thức ăn tươi sống;

Dùng chế phẩm vi sinh (Probiotic) cụ thể dùng Khoáng tạt N079 và vi sinh TA- Pondpro để cân bằng sinh thái trong hệ thống nuôi và giảm lượng chất thải hữu cơ trong ao, bể, kìm hãm sự phát triển của Vibrio gây bệnh;

Đến giai đoạn hậu ấu trùng và trong ao nuôi tôm thịt có thể giảm độ mặn xuống 15 – 20‰ để kìm hãm sự phát triển của Vibrio;

Làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như: Vitamin C, bộ 5 dinh dưỡng và hạn chế dùng hóa chất.

Phương pháp trị bệnh

Giảm mật độ vi khuẩn trong nước và cải thiện điều kiện môi trường bằng biện pháp kỹ thuật như thay nước đáy… sau khi thay một phần nước trong ao gây lại màu nước.

Cấy vi sinh TA-PONDPRO 0,5 kg/1.000 m3 nước tạt vào lúc 8 – 9 giờ sáng, dùng liên tiếp 2 – 3 lần.

Bảo Bình (Tổng hợp)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!