Ngày 4/1/2013, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 2/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 114/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011.
Trong đó có một số nội dung đáng lưu ý:
Điểm b, điểm c Khoản 4 Điều 13 Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất
– Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới;
– Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cơ sở chưa đủ điều kiện và yêu cầu khắc phục cụ thể đối với cơ sở không đạt (loại C) đối với nhóm ngành hàng được kiểm tra. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở để thực hiện xử phạt hành chính theo quy định, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu cơ sở không khắc phục, Cơ quan kiểm tra thu hồi Giấy chứng nhận ATTP đã cấp và đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
c) Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 13a Thông tư này.
Bổ sung Điều 13a, điển hình:
1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận ATTP: Là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở theo Điều 5 Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT.
2. Giấy chứng nhận ATTP có hiệu lực trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP;
d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được tập huấn kiến thức về ATTP có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
đ) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ;
e) Giấy chứng nhận ATTP (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).
6. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP:
a) Trước 6 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.
b) Trường hợp vẫn còn thời hạn nhưng bị mất, hỏng, thất lạc, hoặc thay đổi, bổ sung thông tin, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP.
7. Giấy chứng nhận ATTP cấp cho các cơ sở trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục có giá trị đến hết thời hạn.
8. Trong trường hợp có các quy định riêng về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại cho cơ sở thì áp dụng theo các quy định riêng đó”.