Bước đệm để khắc phục EMS

Chưa có đánh giá về bài viết

Người ta cho rằng các vi khuẩn sẽ tận diệt loài người chứ không phải chiến tranh. Mẫu bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus không gây nguy hại tính mạng con người nhưng lại khiến ngành công nghiệp tôm nuôi phải hứng chịu nhiều thiệt hại.

Vi khuẩn và những tình trạng chúng gây ra đã làm thiệt hại các trang trại nuôi tôm ở Đông Nam Á từ năm 2009. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) và Hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp tôm nuôi vài tỷ USD. Các nhà lập pháp Mỹ đang lo lắng và đề nghị cấm nhập khẩu tôm có thể bị nhiễm bệnh, vì sợ dịch bệnh lây lan.

Những lời nói bóng gió về vấn đề gia tăng hoạt động xuất khẩu vào thời điểm này không phải là điều những người buôn bán tôm ở Đông Nam Á muốn nghe. Gần đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố việc áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu vào Mỹ từ một số quốc gia (Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam…). DOC cho rằng, tôm nhập khẩu đã khiến cho các nhà sản xuất tôm nội địa Mỹ khốn đốn. Điều cuối cùng người nuôi tôm mong muốn là không có thêm bất cứ quy định nào, nhất là khi quy định đó liên quan một tình trạng chưa ai hiểu thấu đáo, chứ đừng nói là kiểm soát.

Nghiên cứu gần đây đã mang đến một vài thông tin tích cực khi lần đầu tiên phát hiện vi khuẩn gây bệnh EMS. Sau đó, đã có thêm những nghiên cứu cho rằng, quản lý độ pH hay axit trong ao nuôi tôm là yếu tố quan trọng để loại trừ các vi khuẩn, do đó đẩy lùi được mầm bệnh.

Những phát hiện mới này đầy hứa hẹn nhưng vẫn không thể trông mong một mùa tôm bội thu trong năm tới hoặc năm sau đó. George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh nuôi trồng Thủy sản toàn cầu (GAA) cho biết, duy trì ổn định và cân bằng pH, nói thì nghe có vẻ dễ nhưng làm được rất khó. Bởi đơn giản là nếu hấp thụ đủ ánh sáng mặt trời thì tảo sẽ nở hoa, ảnh hưởng đến độ axit của nước, do đó duy trì được sự cân bằng nước thích hợp là rất khó.   

Dù vậy, vẫn khá chắc chắn khi nói rằng ngành công nghiệp tôm Đông Nam Á đang tiến gần hơn đến việc kiểm soát EMS so với 6 tháng trước. Một vài trang trại nuôi tôm lớn hơn nếu may mắn sẽ có thể ngăn chặn được căn bệnh này và hợp tác tốt với doanh nghiệp trong hoàn cảnh đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay.

Sean Murphy - Biên tập viên trực tuyến SeafoodSource

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!