Cao Bằng: Chuyển giao ứng dụng sản xuất giống cá chép lai

Chưa có đánh giá về bài viết

Sau 2 năm triển khai đề tài “Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chép lai 3 máu”, mới đây, Hội đồng Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu.

Qua quá trình thực hiện, đề tài đã đáp ứng được mục tiêu đề ra như: điều tra, nuôi vỗ cá bố mẹ tại trại cá giống Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và Thủy sản Cao Bằng; tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chép; nhập 300 con bố mẹ đã phát dục, nuôi vỗ cho tỷ lệ thành thục 88,06%, tiến hành cho sinh sản nhân tạo thu được 31,5 vạn con cá bột, sau đó ương nuôi được 18,184 vạn cá hương, tiếp tục đưa vào thí nghiệm 10,2 vạn cá hương thu được 7,3 vạn cá giống, tỷ lệ sống trên 70%.

Với những kết quả đạt được, đề tài được đánh giá có giá trị khoa học trong việc sản xuất và ương nuôi cá chép lai 3 máu tại địa phương.

Cá chép lai là đối tượng thủy sản nuôi tiềm năng cho nhiều địa phương – Ảnh: Ngọc Trinh

Tỉnh Cao Bằng có diện tích, tiềm năng nuôi trồng thủy sản phong phú, đa dạng; trong đó, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo có 455 ha; 1.230 ha ruộng trũng, ruộng có khả năng chuyển đổi nuôi cá và tiềm năng mặt nước tại các sông chính như: Quây Sơn, Sông Bằng, Sông Hiến, Sông Neo… với nhiều loài cá quý hiếm như: anh vũ, trầm hương, trầm xanh, cá chiên… Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản tại địa phương còn nhỏ bé, manh mún. Việc chuyển giao ứng dụng trong sản xuất loài cá chép lai 3 máu hy vọng giúp cải thiện tình hình nuôi thủy sản tại Cao Bằng.

Tuấn Khang

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!