Chuyển động tích cực bước đầu trong khai thác và xuất khẩu cá ngừ

Chưa có đánh giá về bài viết

Tháng đầu năm 2012, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường sụt giảm 12,4% với cùng kỳ năm 2011, đạt 32,548 triệu USD. Các sản phẩm cá ngừ, chủ yếu vẫn là cá ngừ tươi sống, đông lạnh mã HS03, đã được xuất sang 41 thị trường, Giá trị XK dòng sản phẩm này và các sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp mã HS06 đều giảm trong tháng này.

Điểm sáng trong số các thị trường NK cá ngừ từ Việt Nam trong tháng vừa qua là Tuynidi – một trong những thị trường chủ lực NK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này trong tháng đầu năm 2012 lên tới hơn 521%, một con số “đáng kinh ngạc”. Tiếp đến là thị trường Xuđăng cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 356,6%. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Xuđăng chỉ riêng trong tháng 1/2012 đã lớn hơn tổng giá trị XK cá ngừ sang nước này trong cả năm ngoái. Điều này đã khiến Xuđăng trở thành 1 trong 10 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam, trong đó chủ yếu là cá ngừ đóng hộp mã HS16.

Điểm sáng trong số các thị trường NK cá ngừ từ Việt Nam trong tháng vừa qua là Tuynidi – một trong những thị trường chủ lực NK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này trong tháng đầu năm 2012 lên tới hơn 521%, một con số “đáng kinh ngạc”. Tiếp đến là thị trường Xuđăng cũng có tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 356,6%. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Xuđăng chỉ riêng trong tháng 1/2012 đã lớn hơn tổng giá trị XK cá ngừ sang nước này trong cả năm ngoái. Điều này đã khiến Xuđăng trở thành 1 trong 10 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam, trong đó chủ yếu là cá ngừ đóng hộp mã HS16.

Cũng trong tháng 1, thị trường NK cá ngừ của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trong năm 2011 là Mỹ lại có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tới 34%, đạt 14,476 triệu USD. Đặc biệt, giá trị XK các mặt hàng cá ngừ có giá trị cao mã HS03 (trừ các sản phẩm cá ngừ thuộc mã HS0304) sang thị trường này giảm tới hơn 47%.

Trong khối EU, thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong năm qua là Đức cũng có dấu hiệu sụt giảm tuy không đáng kể. Với đà tăng giá nguyên liệu ở trong nước như hiện nay và thị trường NK cá ngừ thế giới khá nhạy cảm về giá nên tình hình XK sang thị trường này sẽ gặp khó khăn.

 

 

Ngược với thị trường Đức, thị trường Italia vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao ở mức 2 con số, đạt 85,2%. Như vậy, có thể thấy tại thời điểm hiện tại, cuộc khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của thị trường này. Một sự thay đổi đáng lưu ý là trong suốt năm vừa qua, Bỉ luôn là nước đứng thứ 3 về NK cá ngừ của Việt Nam trong khối thì sang tháng đầu năm nay đã lùi xuống vị trí thứ 8. Thay thế thị trường Bỉ là Hà Lan, thị trường luôn đứng ở vị trí thứ 6 trong cả năm 2011.

Thị trường Canađa cũng có dấu hiệu tăng trưởng cao do sự chuyển dịch trong tỷ trọng giá trị XK từ sản phẩm cá ngừ có giá trị thấp (mã HS16) sang sản phẩm có giá trị cá ngừ có giá trị cao (mã HS03).

Như vậy, nhìn chung mặc dù tổng giá trị XK cá ngừ của cả nước trong tháng 1/2012 giảm nhưng với những điều thấy được từ một số thị trường nói trên, có thể nói XK cá ngừ của Việt Nam thời gian tới vẫn sẽ khả quan.

Thêm vào đó, cũng đang có những chuyển động tích cực xung quanh vấn đề nguồn cá ngừ nguyên liệu trong nước. Việc giải quyết sự thiếu hụt sản lượng cá ngừ nguyên liệu trong nước do khâu tổ chức khai thác chưa hợp lý trong nhiều năm qua mặc dù ngành thủy sản đã thử nghiệm nhiều mô hình khai thác, giờ đây dường như đã có giải pháp.

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã xác định hoạt động khai thác thủy sản phải được chuyển từ "nghề cá nhân dân” sang “nghề cá hiện đại”. Việc tổ chức sản xuất theo tổ đội, ngư đội và nghiệp đoàn là bước đột phá quan trọng trong khâu tổ chức lại sản xuất trên biển. Chuyển đổi từ phương thức làm ăn nhỏ lẻ, “mạnh ai nấy làm” sang hợp tác sản xuất trên biển, chủ trương này đã được ngư dân nhiều địa phương ủng hộ. Mô hình "tàu mẹ – tàu con” đang được đưa vào ứng dụng tại một số nơi đang được đánh giá là có hiệu quả cao. Trong điều kiện thực tế hiện nay, mô hình liên kết khai thác và tiêu thụ hải sản trên biển đang được thí điểm tại Phú Yên là phương thức tổ chức sản xuất tiết kiệm. Theo mô hình này, sẽ khép kín quy trình từ khai thác – thu mua – chế biến – XK hải sản, giúp nâng cao giá trị đánh bắt của ngư dân.

Hy vọng trong thời gian tới, mô hình này sẽ được nhân rộng ra các tỉnh trọng điểm về đánh bắt cá ngừ của nước ta. Vì theo đánh giá của các chuyên gia, đây sẽ là “cứu cánh” trước mắt cho các DN về vấn đề nguyên liệu cá ngừ cho chế biến khi vào tại thời điểm hiện tại, các chính sách về NK nguyên liệu chưa được “thông thoáng” đối với DN. Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây Trung Thái Bình Dương (WCPFC) nên ngư dân và các DN Việt Nam đã và đang vấp phải các rào cản về đánh bắt và XK sản phẩm vào một số thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường NK nguyên liệu vẫn rất cần thiết để đẩy mạnh hoạt động XK của ngành cá ngừ Việt Nam. 

NVH

Cũng trong tháng 1, thị trường NK cá ngừ của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trong năm 2011 là Mỹ lại có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tới 34%, đạt 14,476 triệu USD. Đặc biệt, giá trị XK các mặt hàng cá ngừ có giá trị cao mã HS03 (trừ các sản phẩm cá ngừ thuộc mã HS0304) sang thị trường này giảm tới hơn 47%.

Trong khối EU, thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong năm qua là Đức cũng có dấu hiệu sụt giảm tuy không đáng kể. Với đà tăng giá nguyên liệu ở trong nước như hiện nay và thị trường NK cá ngừ thế giới khá nhạy cảm về giá nên tình hình XK sang thị trường này sẽ gặp khó khăn.

Ngược với thị trường Đức, thị trường Italia vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao ở mức 2 con số, đạt 85,2%. Như vậy, có thể thấy tại thời điểm hiện tại, cuộc khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của thị trường này. Một sự thay đổi đáng lưu ý là trong suốt năm vừa qua, Bỉ luôn là nước đứng thứ 3 về NK cá ngừ của Việt Nam trong khối thì sang tháng đầu năm nay đã lùi xuống vị trí thứ 8. Thay thế thị trường Bỉ là Hà Lan, thị trường luôn đứng ở vị trí thứ 6 trong cả năm 2011.

Thị trường Canađa cũng có dấu hiệu tăng trưởng cao do sự chuyển dịch trong tỷ trọng giá trị XK từ sản phẩm cá ngừ có giá trị thấp (mã HS16) sang sản phẩm có giá trị cá ngừ có giá trị cao (mã HS03).

Như vậy, nhìn chung mặc dù tổng giá trị XK cá ngừ của cả nước trong tháng 1/2012 giảm nhưng với những điều thấy được từ một số thị trường nói trên, có thể nói XK cá ngừ của Việt Nam thời gian tới vẫn sẽ khả quan.

Thêm vào đó, cũng đang có những chuyển động tích cực xung quanh vấn đề nguồn cá ngừ nguyên liệu trong nước. Việc giải quyết sự thiếu hụt sản lượng cá ngừ nguyên liệu trong nước do khâu tổ chức khai thác chưa hợp lý trong nhiều năm qua mặc dù ngành thủy sản đã thử nghiệm nhiều mô hình khai thác, giờ đây dường như đã có giải pháp.

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã xác định hoạt động khai thác thủy sản phải được chuyển từ "nghề cá nhân dân” sang “nghề cá hiện đại”. Việc tổ chức sản xuất theo tổ đội, ngư đội và nghiệp đoàn là bước đột phá quan trọng trong khâu tổ chức lại sản xuất trên biển. Chuyển đổi từ phương thức làm ăn nhỏ lẻ, “mạnh ai nấy làm” sang hợp tác sản xuất trên biển, chủ trương này đã được ngư dân nhiều địa phương ủng hộ. Mô hình "tàu mẹ – tàu con” đang được đưa vào ứng dụng tại một số nơi đang được đánh giá là có hiệu quả cao. Trong điều kiện thực tế hiện nay, mô hình liên kết khai thác và tiêu thụ hải sản trên biển đang được thí điểm tại Phú Yên là phương thức tổ chức sản xuất tiết kiệm. Theo mô hình này, sẽ khép kín quy trình từ khai thác – thu mua – chế biến – XK hải sản, giúp nâng cao giá trị đánh bắt của ngư dân.

Hy vọng trong thời gian tới, mô hình này sẽ được nhân rộng ra các tỉnh trọng điểm về đánh bắt cá ngừ của nước ta. Vì theo đánh giá của các chuyên gia, đây sẽ là “cứu cánh” trước mắt cho các DN về vấn đề nguyên liệu cá ngừ cho chế biến khi vào tại thời điểm hiện tại, các chính sách về NK nguyên liệu chưa được “thông thoáng” đối với DN. Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây Trung Thái Bình Dương (WCPFC) nên ngư dân và các DN Việt Nam đã và đang vấp phải các rào cản về đánh bắt và XK sản phẩm vào một số thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường NK nguyên liệu vẫn rất cần thiết để đẩy mạnh hoạt động XK của ngành cá ngừ Việt Nam.

 

NVH
Theo Vasep

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!