Khoảng 10 năm trở lại đây, hơn 300ha đất ven biển của xã Quảng Cư (TX. Sầm Sơn – Thanh Hóa) đã bị biển xâm thực. Điều đáng báo động là tình trạng trên ngày càng diễn biến phức tạp, trong 3 năm qua, đã có trên 100ha đất bị biển “nuốt”, hàng trăm hộ dân sống trong lo âu. Trong khi đó, dự án kè đê biển vẫn đang nằm trên… giấy.
Nhiều diện tích rừng ngập mặn thuộc vùng đệm ở đây đang bị chết do sự tác động của con người.
Tìm giải pháp ngăn chặn nạn đánh bắt quá mức, khai thác gỗ trái phép và đẩy lùi tội phạm về động vật hoang dã là những vấn đề chính được thảo luận tại Hội nghị thường niên ba năm một lần của Công ước Buôn bán Quốc tế Các loài Động Thực vật Hoang dã Nguy cấp (CITES) diễn ra ở Bangkok (Thái Lan) từ ngày 3 – 14/3/2013.
Ngày 28/2 tại sông Vàm Nao, thuộc ấp Vàm Nao, xã Tân Trung (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), Trung tâm Giống thủy sản An Giang phối hợp Chi cục Thuỷ sản, Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), cùng với UBND tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và TP Cần Thơ tổ chức lễ “Thả cá bản địa về thiên nhiên”.
Các bộ trưởng ngư nghiệp Liên minh Châu Âu (EU) ngày 27/2 đã nhất trí cách thức thực thi lệnh cấm vứt cá loại – hành động lãng phí khi vứt cá thải xuống biển. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn không làm thỏa mãn các nhóm hoạt động vì môi trường.
Hiện vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre bị mặn xâm nhập sớm và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn năm trước. Tại Bến Tre, nước mặn xâm nhập vào hàng chục kilômét trên khắp các tuyến sông lớn. Từ ngày 18 đến 21/2, ranh mặn 4‰ nhiều khả năng lên đến TP Bến Tre, cách cửa biển hơn 50km.
Những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở thôn Tân Xuân, xã Gio Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) bị ô nhiễm và thu hẹp dần. Trước thực trạng ấy, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường tỉnh Quảng Trị đã thực hiện dự án cải tạo rừng ngập mặn nhằm giữ “bức tường xanh” nơi cửa biển.
Sáng 28/1, nhiều người dân đã tập trung dọc sông Sêrêpốk, đoạn chảy qua hai xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và xã Tâm Thắng (Cư Jút, Đắk Nông) để trục vớt số cá chết trôi dạt dọc lòng sông.
UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm và các cơ quan chức năng Ninh Thuận đã quy định thời gian, địa điểm đánh bắt tôm hùm con tại khu vực bãi tắm Bình Sơn – Ninh Chữ, nhưng nhiều người dân không chấp hành, khiến mỹ quan và vệ sinh môi trường khu du lịch biển bị ảnh hưởng trầm trọng.
Ý tưởng thành lập khu bảo tồn vùng đất ngập nước cửa sông Ô Lâu được tiến hành và xây dựng từ cách đây hơn 8 năm bởi một số đơn vị như ICZM, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng đến nay, dự án này vẫn chưa thành hiện thực. Nguy cơ suy giảm nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại vùng này đang diễn ra từng ngày.