Ngày 14/12, tại TP.Rạch Giá (Kiên Giang), Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KHKT các tỉnh ĐBSCL tổ chức hội thảo bảo vệ môi trường biển khu vực ĐBSCL. Tại hội thảo, một lần nữa vấn đề môi trường của vùng đất này được đề cập, trong đó môi trường ven biển được các đại biểu ví von “đang hấp hối”.
Nhiều loài thủy sản trên sông Krông Ana đang đứng trước nguy cơ bị tận diệt do sự khai thác quá mức của con người, đặc biệt là tình trạng sử dụng xung điện, ghe cào điện… để đánh bắt.
Sở TN-MT Phú Yên vừa có báo cáo kết quả đánh giá chất lượng nước biển ven bờ vùng nuôi trồng thủy sản tại Vũng Rô (xã Hòa Xuân Nam, Đông Hòa) để tiến hành đánh giá tác động môi trường tại khu vực này theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Hai ngày qua, trên rạch Tây Ninh, xác cá nổi đầy mặt nước. Đây không phải là lần đầu tiên khu vực này xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Thời gian vừa qua, nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Thanh Trì đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, nâng cao năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, do nguồn nước đang có dấu hiệu ô nhiễm làm cho dịch bệnh kéo dài đã khiến cá chết hàng loạt ở một số địa phương, đặc biệt là xã Đông Mỹ, khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.
Ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) cho biết, bức xúc trước việc cá chết ngày càng nhiều nên ngày 30-11, 26 hộ dân nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và đã cầu cứu lên chính quyền địa phương nhờ can thiệp.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học môi trường đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu môi trường số ra ngày 27/11 cho thấy mực nước biển trên toàn thế giới đã tăng nhanh hơn so với số liệu dự báo khí hậu mới nhất của Liên hợp quốc hồi năm 2007 tới 60%.
Gần đây, nhiều hộ dân ở các xã khu Đông huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn đã ngang nhiên dùng cọc tre, lưới để đăng chắn, bao chiếm trái phép hàng trăm ha mặt nước đầm Thị Nại để nuôi trồng, khai thác thủy sản (NT-KTTS), gây bức xúc cho người dân địa phương. Trước tình hình này, UBND tỉnh vừa yêu cầu các địa phương nói trên có biện pháp xử lý đối với các đối tượng vi phạm.
Gần 2 năm trở lại đây, hàng trăm ngư dân ở sống dựa vào đầm Hải Phú, huyện Phú Lộc, phải bỏ nghề do cửa biển Tư Dung bị bồi lắng gây ngọt hóa, thủy sản chết hàng loạt. Nguồn nước ô nhiễm còn làm nhiều trang trại nuôi trai lấy ngọc ở đầm Hải Phú rơi vào cảnh khốn đốn.
Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng lên 4 độ C vào năm 2060 và sẽ mang lại nhiều hậu quả tàn khốc nếu chính phủ các nước không hành động khẩn cấp để đối phó những tác động của biến đổi khí hậu.