Là giám đốc doanh nghiệp, cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, ông Hoàng Khải Phát (ảnh), Giám đốc Công ty Hữu hạn Sinh học Hoàn Cầu chia sẻ một số kinh nghiệm với người nuôi tôm trước vụ mới.
Ông có thể giới thiệu vài nét về Công ty, thưa ông?
Công ty Hữu hạn Sinh học Hoàn Cầu được Bộ Thương mại Trung Quốc phê chuẩn năm 2009 tại Giấy Chứng nhận Đầu tư Kinh doanh ở nước ngoài số 000166; Tại Việt Nam, được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn cho thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài với ngành nghề sản xuất kinh doanh sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, nuôi trồng thủy sản và sản phẩm bổ sung thức ăn nuôi trồng thủy sản. Trụ sở chính của Công ty đặt tại tỉnh Bắc Ninh.
Các sản phẩm của Công ty được Bộ NN&PTNT công bố chất lượng sản phẩm, cho phép sản xuất kinh doanh các sản phẩm vi sinh thái, khử trùng, diệt khuẩn, bổ sung dinh dưỡng dùng trong nuôi trồng thủy sản cho Công ty.
Công ty có đội ngũ kỹ thuật cao và quan hệ rất mật thiết với các cơ quan như: Viện Nghiên cứu Khoa học Vi sinh vật tại Quảng Tây, Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy sản Trung Quốc, Sở Nghiên cứu Thủy sản Quảng Tây (Trung Quốc)…
Nghề nuôi tôm của Trung Quốc bao gồm những phương thức nuôi nào, thưa ông?
Nuôi tôm ở Trung Quốc thông thường là dựa vào các mặt như: điều kiện ao nuôi, nguồn thức ăn, mật độ nuôi, mức độ máy móc hóa và mức độ khống chế môi trường nuôi của con người…
Đối với nuôi tôm thì thường phân ra làm ba loại:
Nuôi quảng canh: Thực tế đây là phương pháp nuôi sinh thái thiên nhiên, chủ yếu dựa vào thủy triều để điều chỉnh chất lượng nước. Với cách nuôi này diện tích ao nuôi tương đối lớn, nhưng sản lượng khá thấp. Tuy nhiên, giá thành và mật độ nuôi thấp, chất lượng nước ổn định, ít bị bệnh. Đây là phương pháp nuôi của những năm 80.
Bán thâm canh: Bắt đầu từ năm 1985, đây là phương pháp nuôi chủ yếu của Trung Quốc. Phương pháp nuôi bán thâm canh còn gọi là phương pháp nuôi sinh thái nhân tạo hoặc nuôi tôm tập trung. Là một bước phát triển của nuôi quảng canh, nhưng điều kiện môi trường nuôi tốt hơn, thông qua cải tạo ao, cung cấp dinh dưỡng để sinh vật phù du phát triển đó là thức ăn chủ yếu, cho ăn bổ sung, thả giống hợp lý, thu đúng thời gian. Phương thức này sử dụng hệ số thức ăn thấp, đầu tư tương đối thấp, hiệu quả kinh tế tương đối cao. Hiện nay, vẫn có không ít nơi áp dụng theo phương thức nuôi này.
Từ sau những năm 1993, nhiều phương pháp nuôi tôm được ra đời như: Nuôi hỗn hợp cá, tôm; nuôi hỗn hợp tôm, động vật nhuyễn thể; Nuôi hỗn hợp tôm và cua; Nuôi tôm kết hợp trồng rong câu.
Nuôi thâm canh: Là phương pháp nuôi mật độ cao, ở Trung Quốc chủ yếu có hai hình thức:
Farm nuôi tập trung: Bắt đầu từ năm 2001 tại thành phố Bắc Hải, Quảng Tây, mở rộng phương pháp nuôi tập trung, tạo môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà.
Nuôi thâm canh ngoài ao: Bao gồm ao nuôi cao triều và ao đất (qua xây dựng đạt tiêu chuẩn cao). Đặc điểm ao là tiêu chuẩn xây dựng tương đối cao, nên xây dựng ao hình chữ nhật, độ sâu của ao 2,5 – 3 m, diện tích ao khoảng 2.000 – 6.000 m2. Kết hợp với sử dụng giếng lọc cát hoặc nước biển đã qua xử lý diệt khuẩn, kết hợp lắp máy quạt, thiết kế ao nuôi có hệ thống xiphông.
Lịch sử nuôi tôm thẻ chân trắng đã được 30 năm, các nhân viên kỹ thuật và người nuôi không ngừng tích lũy kinh nghiệm, những bài học, căn cứ vào tình hình phân bố tài nguyên, điều kiện môi trường nuôi, khám phá ra những điểm giống và khác nhau trong quy trình nuôi. Ao đất, ao nuôi mật độ cao (nuôi cao triều), quy trình nuôi tôm, cua, cá, động vật nhuyễn thể, không tồn dư thuốc, nuôi trong nhà để giữ nhiệt độ, nuôi thu tỉa.
Quan điểm của ông về nghề nuôi tôm thế nào?
Ở nước nào đi chăng nữa ngành nuôi tôm vẫn rất được mọi người quan tâm, khám phá, hiện nay, bất luận phương pháp nuôi nào cũng vẫn tồn tại rất nhiều nhược điểm, đặc biệt là kỹ thuật. Nhưng quan trọng nhất người nuôi phải căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn phương pháp nuôi thích hợp nhất, tôn trọng sinh thái và đặc trưng sinh lý, tập tính động vật học của vật nuôi, mới có thể thành công, tránh những khó khăn nuôi tôm tỷ lệ thành công thấp như hiện nay.
Nuôi tôm phải dựa vào tình hình thực tế để lựa chọn phương pháp nuôi thích hợp – Ảnh: Phan Thanh Cường
Phương pháp nào giúp người nuôi tôm thành công hơn trong điều kiện có nhiều bất lợi như hiện nay, thưa ông?
Chủ yếu là làm tốt công việc kỹ thuật: Ổn định là bước đầu quan trọng, môi trường nước nuôi ổn định còn quan trọng hơn chất lượng nước tốt. Bởi, nước không ổn định dẫn đến việc vật nuôi bị bệnh, nếu chất lượng nước, thời tiết, sử dụng thuốc thay đổi đột ngột, giảm nhân tố không ổn định, mới có thực sự giảm được bệnh phát triển.
Tất cả các sinh vật trong ao nuôi đều phải dựa và kiềm chế lẫn nhau. Ví dụ: lượng thức ăn nhiều, phân nhiều, vi khuẩn phân giải phân vật nuôi càng nhiều, tảo cũng tự nhiên phát triển mạnh. Tảo nhiều là tăng tiêu chí tĩnh nước, chỉ có lượng tảo nhiều thì mới có thể lợi dụng vi sinh phân giải các chất. Đây là cơ bản cân bằng môi trường nước.
Làm thế nào để duy trì ổn định nước; Làm thế nào để tăng cường tuần hoàn các chất trong môi trường nước và năng lượng vận tốc dòng chảy, cân bằng sinh thái môi trường nước, đó là nghiên cứu kỹ thuật trọng điểm trong nuôi tôm.
Bên cạnh đó, vai trò của người nuôi cũng rất quan trọng, vậy, họ cần phải làm gì, thưa ông?
Người nuôi tôm cần nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, giao lưu, tổng kết và biết cách dùng đầu óc làm việc, phân tích nghiên cứu, làm rõ ý tưởng tìm ra quy luật, hiểu rõ đặc trưng sinh lý và tập tính sinh học của tôm. Lấy đặc thù của việc nuôi tôm để quyết định. Bởi vì kiến thức về nuôi tôm rất rộng, rất nhiều, nếu chỉ đơn giản dựa vào kinh nghiệm đã có của bản thân thì chưa đủ.
Tôm khó nuôi không có nghĩa là không có quy luật nuôi, mà là quy luật tương đối đặc biệt, do chất lượng môi trường nước tại các vùng nuôi không giống nhau, nên không thể trong một thời gian như nhau sử dụng phương thức như nhau.
Do các nguyên nhân trên nên nuôi tôm phải không ngừng học, nắm vững được quy luật, tìm hiểu rõ các nguyên lý, đặc trưng sinh lý và tập tính sinh học của tôm. Cần lưu ý rằng nuôi tôm là công việc rất vất vả.
>> “Nuôi tôm cần nắm chắc vấn đề cốt lõi, phải có tâm lý tốt, nắm bắt được ưu điểm, biết đâu là nhược điểm để tránh, nếu không, tôm không bị bệnh cũng tự tạo ra bệnh cho tôm”, ông Hoàng Khải Phát chia sẻ. |