Đồng Tháp quyết tâm nuôi cá tra sạch

Chưa có đánh giá về bài viết

“Đồng Tháp đã áp dụng VietGAP với 2,11 ha, GlobalGAP 214,2 ha. Tỉnh sẽ tiếp tục mở rộng khoảng 60% diện tích nuôi cá tra có áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hoặc VietGAP” – Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp Dương Nghĩa Quốc cho biết.

Khai thác thế mạnh

Tính đến hết tháng 10/2012, diện tích cá tra đã thả nuôi của tỉnh Đồng Tháp là 1.637 ha, tăng 228 ha so cùng kỳ năm 2011. Tỉnh đã thu hoạch 879 ha, sản lượng đạt 321.771 tấn, tăng 6.000 tấn so cùng kỳ năm 2011; năng suất bình quân 366 tấn/ha. Hiện, tỉnh có 4 vùng nuôi trọng điểm là huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Hồng Ngự. Hồng Ngự được xem là một trong những nơi sản xuất cá tra giống nhiều nhất, chiếm trên 60% cơ sở của cả tỉnh. Hàng năm, huyện này cung cấp hơn 15 tỷ cá bột, ươm thành 650 – 750 triệu con cá tra giống.

Đồng Tháp cũng đã đầu tư 1.361 cơ sở sản xuất, cung ứng giống cá tra; trong đó có 87 cơ sở sản xuất giống, 31 cơ sở kinh doanh, 1.243 hộ ương; cung cấp 60 – 70% lượng con giống cho ĐBSCL. Tính đến tháng 10/2012, toàn tỉnh đã sản xuất và tiêu thụ trên 2,1 tỷ con cá tra giống; dự kiến hết năm 2012 sẽ đạt 2,4 tỷ con.

Đồng Tháp cũng đã đầu tư 1.361 cơ sở sản xuất, cung ứng giống cá tra; trong đó có 87 cơ sở sản xuất giống, 31 cơ sở kinh doanh, 1.243 hộ ương; cung cấp 60 – 70% lượng con giống cho ĐBSCL. Tính đến tháng 10/2012, toàn tỉnh đã sản xuất và tiêu thụ trên 2,1 tỷ con cá tra giống; dự kiến hết năm 2012 sẽ đạt 2,4 tỷ con.

Cùng với hoạt động sản xuất giống, tỉnh đã đầu tư 24 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, đưa vào hoạt động với công suất thiết kế 2,1 triệu tấn/năm; ngoài ra còn 4 dự án đang xây dựng và 2 dự án lập thủ tục đầu tư. Hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu với 25 nhà máy chế biến cá tra có công suất thiết kế gần 430.000 tấn/năm, hoạt động 40 – 60% công suất. Sản lượng thủy sản xuất khẩu 161.122 tấn, kim ngạch hơn 475 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản 20,16% về sản lượng và 20,7% về kim ngạch xuất khẩu. 10 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu trên 148.300 tấn với kim ngạch trên 415,8 triệu USD. Ước tính cả năm 2012, tỉnh sẽ xuất khẩu 170.300 tấn, kim ngạch 473,4 triệu USD.

Bên cạnh những thế mạnh sẵn có, Đồng Tháp cũng gặp nhiều khó khăn trong đầu tư hạ tầng vùng nuôi thủy sản, sự cạnh tranh không lành mạnh về giá giữa các doanh nghiệp, khiến giá cá tra luôn thấp và bất ổn. Những tin đồn về sự phá sản của một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã khiến ngân hàng ngày càng thắt chặt tín dụng với sản xuất kinh doanh cá tra và người nuôi cá mất lòng tin vào sản xuất.

 

Xây dựng mô hình hiện đại

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, tỉnh Đồng Tháp đã áp dụng xây dựng nền sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong ngoài nước. Trong đó, chú trọng gia tăng sản lượng thủy sản có áp dụng quy trình kỹ thuật GAP, GlobalGAP… gắn với bảo vệ môi trường. Tỉnh cũng đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo sản xuất an toàn tại vùng nuôi trồng thủy sản.

Tính đến hết tháng 10/2012, diện tích cá tra đã thả nuôi của Đồng Tháp là 1.637 ha – Ảnh: Gia Bao

Trong vấn đề giá, Sở NN&PTNT Đồng Tháp đã tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị các bộ, ngành trung ương thực hiện các chính sách bình ổn giá đầu vào, đầu ra cho sản phẩm cá tra, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững. Sở còn kết hợp với Trường Đại học Cần Thơ, nghiên cứu chuỗi giá trị cá tra, nhằm tìm ra giải pháp phân bổ lợi nhuận cho các thành phầm tham gia sản xuất cá tra, tiến hành đề xuất với UBND tỉnh và Chính phủ các chính sách phù hợp thúc đẩy sản xuất cá tra phát triển ổn định. 

Hàng năm, bằng nguồn kinh phí khuyến nông, Sở đã hỗ trợ người nuôi về tập huấn kỹ thuật để giảm giá thành sản xuất, quan trắc môi trường, dịch bệnh, hạn chế rủi ro trong sản xuất. Hoạt động khuyến khích người dân chuyển sang nuôi gia công cho doanh nghiệp (có khoảng 70 ha diện tích các hộ nuôi gia công cho doanh nghiệp) cũng được chú trọng.

Công tác phòng ngừa, kiểm tra dịch bệnh cá tra cũng được kiểm soát chặt chẽ. Năm 2012, một số vùng nuôi tập trung có xuất hiện rải rác các bệnh, do ký sinh trùng (trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán lá đơn chủ, giun tròn túi mật), các bệnh nhiễm khuẩn (xuất huyết, phù đầu, lở loét, gan thận mủ…) đã được Chi cục Thú y kiểm tra chặt chẽ. Sở NN&PTNT chỉ đạo cơ quan thú y thường xuyên giám sát vùng nuôi và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh, dập bệnh, hạn chế lây lan; thường xuyên kiểm tra các thông số môi trường (pH, nhiệt độ), khuyến cáo không thả nuôi với mật độ dày, sử dụng một số hóa chất xử lý môi trường ao nuôi để hạn chế mầm bệnh phát triển…

>> UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tỉnh triển khai thực hiện Công văn 1149/TTg-KTN 8/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với chăn nuôi và thủy sản. Theo đó, Ngân hàng sẽ xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thủy sản (từ 18% xuống còn 11 – 13%), gia hạn nợ cho 1 doanh nghiệp và 24 cá nhân.

Dương Thảo

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!