Xuất bản tháng 8 năm 2014
Thưa quý vị bạn đọc!
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu tôm cả nước 6 tháng đầu năm đạt 1,7 tỷ USD, dự báo hết tháng 7, sẽ vượt mức 2 tỷ USD. Những con số này hứa hẹn cho một cuộc bứt phá mới của ngành tôm trong năm 2014. Tuy nhiên, thành công về mặt kim ngạch và thị trường không phản ánh được đầy đủ hiện thực toàn ngành.
Tại hội nghị sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014, báo cáo của các địa phương cho thấy, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều vùng nuôi.
Về phía các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, một vấn đề được đặt ra hiện nay là làm sao có “tôm sạch” đáp ứng các thị trường nhập khẩu. Bởi thời gian vừa qua, nhiều lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp liên tục bị phía đối tác từ chối, nguyên nhân là sản phẩm chứa dư lượng kháng sinh, hóa chất. Vậy tại sao đến nay tình trạng “tôm bẩn” vẫn lọt sâu đến vậy?
hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp liên tục bị phía đối tác từ chối, nguyên nhân là sản phẩm chứa dư lượng kháng sinh, hóa chất. Vậy tại sao đến nay tình trạng “tôm bẩn” vẫn lọt sâu đến vậy?
Về vấn đề này, nhiều người trong cuộc cho rằng, tất cả nằm ở khâu kiểm nghiệm. Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Long An Lê Minh Đức, tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 26/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trường hợp hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, chứng nhận hợp chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người bán hàng được quyền phúc kiểm lần 2 là kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, hầu hết hàng hóa được kiểm nghiệm lần 2 tại cùng một đơn vị kiểm nghiệm đều đạt yêu cầu chất lượng so với kết quả lần thứ nhất không đạt!
Làm sao để thay đổi hiện trạng? Ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho rằng: Phải quy hoạch và quản lý quy hoạch. Mục đích tập trung đầu tư cho sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế. Chúng ta thôi nói vì quốc tế chung chung, mà trước hết vì cuộc sống của người dân trong vùng và sự phát triển của đất nước. Đây chính là cốt lõi của sự phát triển ngành tôm hiện nay và tương lai!
Những vấn đề này sẽ được phản ánh trên Chuyên san Con Tôm số tháng 8/2014, kính mời quý bạn đọc theo dõi.
Trân trọng!
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Mrs Nguyệt Nga: 098.453.99.88
Mrs Vũ Na: 097 823 3492097 823 3492; (04) 37711756(04) 37711756
Email:nga@thuysanvietnam.com.vn ; vunathuysan@gmail.com ; phqc@thuysanvietnam.com.vn
hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.