Xuất bản tháng 11 – 2019.
Thưa quý vị bạn đọc!
Càng về cuối năm, tình hình ngành tôm Việt Nam càng sáng, cả nuôi trồng và xuất khẩu đều có những tín hiệu tích cực.
Đầu tiên, với con tôm hùm, sau thời gian dài ế ẩm vì đường xuất tiểu ngạch ách tắc, giá bán tôm hùm thương phẩm hiện đã tăng lên đáng kể. Mặc dù chưa lãi nhiều do chi phí đầu vào tăng cao, vậy nhưng, người nuôi tôm cũng đã không còn lo viễn cảnh trắng tay, cơ hội để họ trụ lại với nghề vẫn còn.
Với con tôm nước lợ, đã có nhiều tín hiệu tốt cho giai đoạn chạy nước rút về đích. Hiện nay, sản xuất tôm trong nước khá khả quan, mặc dù có nhiều loại dịch bệnh xuất hiện, nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, thế nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi. Trong khi đó, sản lượng thu hoạch và giá bán tôm thương phẩm ổn định ở mức cao nên người nuôi tôm có lợi nhuận khá tốt, tạo động lực để tái sản xuất vụ nuôi mới.
Về thị trường, con tôm Việt Nam đang có những thuận lợi nhất định trong những tháng cuối năm. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang ấm dần lên do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn các thị trường: Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng trưởng khá tốt…
Để có thể tận dụng được hết các cơ hội thị trường, ngành tôm đang dốc toàn lực để đem về thành quả tốt nhất cho cả năm, tập trung phát huy những thế mạnh nội tại. Đó là đẩy mạnh phát triển tôm sú, nhất là tôm sinh thái, vì đây là lợi thế gần như không đối thủ của tôm Việt Nam. Cùng đó, sản xuất tôm về size lớn, điều mà ngành tôm nhiều nước rất khó thực hiện.
Bên cạnh đó, tôm càng xanh cũng là đối tượng được nhắm đến. Nếu tập trung sản xuất tốt, nuôi bài bản, đảm bảo được số lượng và chất lượng, có thể nó sẽ là một “át chủ bài” của ngành tôm trong những năm tới và tương lai.
Đây là những nội dung chính của Đặc san Con Tôm số tháng 11/2019. Với những bài viết được phân tích chuyên sâu sẽ mang đến cho bạn đọc một góc nhìn rộng về ngành tôm Việt Nam. Ngoài ra, còn là những chuyên mục quen thuộc với các bài viết, tin tức nóng của ngành tôm trong nước và thế giới.
Mời các bạn đón đọc!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 0243 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Trân trọng!
Ban Biên Tập