(TSVN) – Xuất bản ngày 16/5/2021.
Thưa quý vị bạn đọc!
Thủy sản là một trong những ngành hàng quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Và đây cũng là ngành được nhận định có sự chuyển mình rất nhanh, đặc biệt là việc đón nhận công nghệ số.
Tại Việt Nam, các địa phương đều đang chủ động kết nối với các thị trường trong ngoài nước nhờ công nghệ số, chủ động đầu ra và nắm bắt thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cũng nhanh chóng nhập cuộc.
Hiện nay, một vấn đề “đau đầu” của ngành thủy sản Việt Nam là giải quyết lượng “phụ phẩm” lớn sau chế biến. Theo đánh giá, lâu nay mới chỉ 55 – 65% con tôm được sử dụng, còn 35 – 45% bị gọi là “phụ phẩm”. Theo đại diện một doanh nghiệp, xu hướng chung hiện nay là thay đổi nhận thức về phụ phẩm, tiến từ “rác thải” và “phụ phẩm” thành “sản phẩm đồng hành”. Để giải quyết vấn đề này thì khoa học công nghệ đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là công nghệ sinh học.
Cùng với đó, vấn đề công nghệ cũng đặt ra với nuôi trồng thủy sản, lĩnh vực ngày càng giữ vai trò quan trọng trong ngành sản xuất thực phẩm toàn cầu. Ngành này cũng buộc phải trang bị công nghệ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm và năng suất tổng thể.
Đó là trên bờ, còn ngoài biển, nhà quản lý và ngư dân vẫn tiếp tục nhiệm vụ hàng đầu là chống khai thác IUU với những hành động quyết liệt nhằm giúp nghề khai thác thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững. Nhưng có lẽ đây vẫn là một câu chuyện dài, vì với ngư dân hiện nay, quan trọng nhất vẫn là những chuyến biển thắng lợi. Vậy nhưng, trong điều kiện “biển giả” như hiện nay, ngư dân buộc phải làm quen với việc khi đạt khi thất. Bởi sản lượng cá trên Biển Đông sụt giảm, rõ nhất là với nghề đánh bắt xa bờ. Theo các ngư dân, nguyên nhân còn bởi ngư dân Việt Nam đang phải đua với ngư dân và tàu hiện đại của nước ngoài, trong đó chủ yếu là tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc có công suất lớn, giàn lưới giã quét rộng, mỗi lần đoàn tàu này đi qua thì cá, tôm cạn kiệt.
Đây là những nội dung chính của Tạp chí Thủy sản Việt Nam phát hành ngày 16/5/2021. Ngoài ra, với những nội dung được cập nhật mới nhất của ngành thủy sản trong nước và thế giới bao gồm cả thị trường lẫn hậu cần, cả những thông tin, kiến thức mới nhất trong nuôi trồng, khai thác thủy sản… sẽ mang những thông tin “nóng” nhất cho quý độc giả. Mời các bạn đón đọc.
Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau:
Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:
Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 377 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn
Trân trọng!
Ban Biên Tập