Xuất bản ngày 16/9/2016.
Thưa quý vị bạn đọc!
Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được triển khai hơn 1 năm qua đã hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ hiệu quả. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đó là việc sử dụng máy thủy trên tàu đang gây nhiều lo lắng cho ngư dân. Như chia sẻ của anh Trần Chuyền (xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: “Nghe anh em nói máy tàu của Trung Quốc hay trục trặc, nhưng mà cũng cắn răng mà mua để đi làm”. Vì do quy định của Nghị định 67 là ngư dân phải lắp máy mới. Bà con không đủ tiền nên chấp nhận xài đỡ máy Trung Quốc. Ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn, Quảng Ngãi cho rằng, rất cần Nhà nước có hỗ trợ để ngư dân có điều kiện lắp máy chất lượng. Quy định của Nghị định 67 là phải dùng máy thủy mới, tuy nhiên, nếu là máy cũ của Nhật (còn khoảng 80%) cũng phải xài rất nhiều năm, lại rất yên tâm.
Cũng trong lĩnh vực khai thác, vấn đề quản lý nghề cá cũng còn nhiều bất cập. Theo phân tích của ông Trần Văn Phú, Ban Phát triển Nghề cá, Hội Nghề cá Việt Nam thì, trong quá trình khai thác còn tồn tại nhiều hình thức đánh bắt kém hiệu quả, thậm chí mang tính hủy diệt. Hầu hết ngư cụ đang sử dụng vi phạm các quy định về kích cỡ mắt lưới, dẫn đến tỷ trọng các loại cá tạp và cá non còn cao trong những mẻ đánh bắt. Cả nước có gần 100 cảng cá quy mô nhỏ và hàng trăm bến cá truyền thống, nhưng phần lớn không gắn liền với cơ sở dịch vụ hậu cần. Do vậy, thiếu các dịch vụ cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho ngư dân như: đá sạch, nhiên liệu, ngư lưới cụ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm cũng như dịch vụ sửa chữa tàu thuyền…
Trong tháng 8, tình hình nuôi tôm của người dân có nhiều thuận lợi, khi nuôi cho sản lượng khá; giá cao nhưng lại không bền vững. Nhiều chuyên gia cho rằng người nuôi tôm Việt Nam hiện nay hiểu khái niệm “được giá”, “trúng giá” còn khá hạn hẹp, chủ yếu là việc được giá do tôm nguyên liệu khan hiếm, hoặc do giá thị trường thế giới tăng mạnh. Do đó, chỉ có việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định với giá đầu vào thấp thì thương hiệu con tôm Việt mới nhiều sức cạnh tranh hơn và ngành tôm mới phát triển bền vững hơn.
Ngoài ra, trên số báo ra ngày 16/9, cũng có các bài viết về khoa học kỹ thuật, đồng hành cùng nhà nông mời quý độc giả đón đọc!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 043 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Trân trọng!