Xuất bản ngày 16/10/2016.
Thưa quý vị bạn đọc!
Việt Nam mỗi năm sản xuất khoảng 170 triệu lít nước mắm các loại, chủ yếu tiêu thụ nội địa. Trong đó, tổng công suất chế biến nước mắm truyền thống vào khoảng 103,1 triệu lít/năm (công suất tối đa có thể tới 273 triệu lít), còn lại là nước mắm công nghiệp. Nhưng tiêu chí thế nào là nước mắm truyền thống, thế nào là nước mắm công nghiệp vẫn chưa được xác định. Hay vấn đề nước mắm có được dùng chất bảo quản hay không. Những vấn đề nay đã được bàn luận Hội thảo “Nước mắm – Bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống” do Hội Nghề cá Việt Nam, Tạp chí Thủy sản Việt Nam các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế… phối hợp tổ chức vừa qua tại TP Hồ Chí Minh.
Một vấn đề khác cũng nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản đó chính là vốn tín dụng để phát triển sản xuất. Bởi, hiện nay, đa phần nguồn vốn cho lĩnh vực thủy sản là tín dụng đen; như theo số liệu thống kê 38% số hộ nông dân có vay vốn tín dụng từ các ngân hàng chính sách, còn tới hơn 68% phải vay từ các nguồn phi chính thức. Theo các chuyên gia kinh tế, chính sách tín dụng cần điều chỉnh lãi suất vốn vay đầu tư phát triển ở mức phù hợp như các nước tiên tiến trên thế giới, ưu tiên doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp; xúc tiến nhanh việc thí điểm thành lập các quỹ phát triển ngành hàng; bảo đảm đủ nguồn tín dụng cho vay trong lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản với cơ chế thông thoáng, lãi suất phù hợp.
Trong khi, người dân không tiếp cận được vốn tín dụng ưu đãi, thì trong thực tế sản xuất, mối liên kết doanh nghiệp, người nuôi còn khá lỏng lẻo, đôi khi người nuôi còn bị doanh nghiệp quỵt tiền. Như trường hợp của hộ nuôi cá tra tại Cần Thơ khi bán cá tra đã gặp phải chứng thư bảo lãnh giả của doanh nghiệp thu mua cá tới hàng tỷ đồng.
Với lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản, Việt Nam đang hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với hàng loạt hiệp định FTA được ký kết và thực thi. Mới đây nhất là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) chính thức có hiệu lực từ ngày 5/10; nội dung sẽ được phản ánh đầy đủ trong bài viết “Được mất từ FTA giữa Việt Nam và EAEU”.
Ngoài ra, trên Tạp chí Thủy sản Việt Nam số ra ngày 16/10 còn giới thiệu nhiều thông tin về các mô hình nuôi ghép trong thủy sản đang được triển khai rất hiệu quả cùng những lưu ý trong phòng và trị bệnh thủy sản. Mời các bạn đón đọc!
Để đặt mua báo. Xin liên hệ:
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Điện thoại: 043 77 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Trân trọng!