(TSVN) – Xuất bản ngày 1/3/2023.
Thưa quý vị bạn đọc!
Trong thế kỷ của biển và đại dương, miền Trung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, tầm nhìn quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Tiềm năng kinh tế biển của miền Trung nước ta là vô cùng, tiềm ẩn trong gần 1.800 km bờ biển, trong từng mét vuông mặt nước biển nằm trong vùng chủ quyền của Tổ quốc. Thế nhưng tiềm năng này còn “ngủ quên”, chưa được khai thác tương xứng. Cần phải phát huy tối đa nội lực để phát triển kinh tế biển miền Trung theo hướng gia tăng giá trị. Như nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được tổ chức tại Bình Định vào đầu tháng 2 vừa qua: Miền Trung là vùng đất đầy nội lực, bao gồm con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa lịch sử. Để thúc đẩy phát triển kinh tế biển miền Trung, đề nghị các địa phương tập trung 3 động lực tăng trưởng gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. Để có thêm thông tin, bạn đọc đón đọc bài viết với tiêu đề: “Kinh tế biển miền Trung: Đánh thức nội lực phát triển” trên số báo phát hành kỳ 1/3/2023 này.
Phát triển kinh tế biển không thể không nhắc tới việc phát triển nghề nuôi biển, một lĩnh vực rất giàu tiềm năng nhưng chưa được khai phá một cách bài bản. Mà theo các chuyên gia, cần đưa nuôi biển chuyển dần từ phương thức sản xuất truyền thống đã bộc lộ không ít hạn chế sang nuôi công nghiệp đa tích hợp. Ông Trần Công Khôi, Phó vụ trưởng Vụ NTTS, Tổng cục Thủy sản, trong năm 2023, ngành chức năng sẽ tổ chức lại nuôi biển theo chuỗi giá trị. Trong đó, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết vào tổ chức chuỗi sản xuất. Tổ chức lại các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã.
Ngày 13/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 81/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động chống IUU, chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của EC lần thứ 4. Theo Kế hoạch, có 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU ngắn hạn và lâu dài. Hiện toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến các địa phương đang rốt ráo triển khai nhiều giải pháp, để sớm hiện thực hóa mục tiêu gỡ bỏ “thẻ vàng” của EC trong năm nay; bởi theo Bộ NN&PTNT, việc tháo gỡ “thẻ vàng” là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, bởi ngoài việc đảm bảo hiệu quả kinh tế, còn khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Cùng với những nội dung trên, Tạp chí cũng cập nhật những thông tin về hoạt động xuất khẩu, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và những điển hình trong nuôi trồng, sản xuất thủy sản ở trong nước và quốc tế… Mời quý độc giả đón đọc!
Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau:
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:
Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 377 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn
Trân trọng!
Ban Biên Tập