Xuất bản 16/4/2020.
Thưa quý vị bạn đọc!
Đại dịch COVID-19 đã và đang phủ bóng đen lên toàn cầu, khiến mọi hoạt động gần như bị đảo lộn hoàn toàn, các ngành kinh tế tiếp tục chịu áp lực lớn. Ngành thủy sản cũng đang gặp nhiều khó khăn trong cả sản xuất lẫn xuất khẩu.
Một số chuyên gia quốc tế cho rằng, sẽ có nhiều kịch bản với ngành thủy sản thế giới, bởi chưa thể khẳng định được khi nào dịch COVID-19 này được kiểm soát. Nếu dịch bệnh sớm chấm dứt, sản xuất có thể ổn nhưng tình hình giao thương cũng khả năng không tăng mạnh, bởi hầu hết các nhà nhập khẩu đều đang đầy kho dự trữ vì không tiêu thụ được khi mà điểm đến là các nhà hàng, khách sạn đang bị đóng cửa. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài quá lâu, sản phẩm nuôi trồng không bán được sẽ giảm giá, khi đó, người nuôi buộc phải thu hẹp sản xuất, những tháng cuối năm sẽ gây ra tình trạng “đói” nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến. Như thế, kịch bản nào cũng sẽ xấu.
Thế nhưng, nếu nhìn khả quan hơn, nhiều doanh nghiệp cho rằng, đây là thời điểm để thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh. Thay vì xuất khẩu thô, xuất khẩu tươi, các doanh nghiệp đã nhạy bén thay đổi sang chế biến xuất khẩu các sản phẩm dễ bảo quản và thời gian dự trữ lâu, phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong giai đoạn này. Ở trong nước hiện nay, không ít doanh nghiệp thủy sản cũng có sự chuyển mình. Để tiếp tục duy trì ổn định sản xuất, họ đã đưa ra những phương án tối ưu nhằm giữ chân lao động và giữ vững thị trường, trong đó, việc chuyển hướng sản xuất để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng mới đang được thực hiện. Đây là cách ứng đối nhanh của doanh nghiệp trước thời cuộc, nhưng sâu hơn, đó là điều mà ngành thủy sản Việt Nam hướng đến, tăng chế biến giá trị giá tăng sẽ thu lại lợi nhuận cao, tránh tình trạng bán “tài nguyên” như hiện nay. Tuy vậy, thực hiện điều này không dễ, bởi doanh nghiệp cần phải có thực lực tốt, và quan trọng là cần sự hỗ trợ rất lớn về nguồn tài chính…
Đây là nội dung chuyên đề trên Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 8 phát hành ngày 16/4/2020. Với sự tham gia của các chuyên gia lĩnh vực chế biến và doanh nghiệp, sẽ mang đến cho bạn đọc góc nhìn thẳng về lĩnh vực này. Mời các bạn đón đọc.
Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau:
Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:
Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 377 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn
Trân trọng!