(TSVN) – Xuất bản ngày 16/04/2022.
Thưa quý vị bạn đọc!
Nuôi tôm nước lợ đã và đang đạt hiệu quả cao về kinh tế, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngàng hàng này đặt ra nhiều thách thức và tác động không nhỏ đến môi trường. Làm thế nào để đảm bảo môi trường nuôi an toàn là vấn đề bức xúc, cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Theo đó, có rất nhiều giải pháp đã được áp dụng như: công tác quan trắc môi trường, xử lý chất thải hay áp dụng công nghệ nuôi tân tiến nhằm mục tiêu hướng đến nuôi tôm an toàn và hiệu quả.
Là một trong những doanh nghiệp đầu ngành, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã có những giải pháp hữu hiệu để quản lý yếu tố này, giúp người nuôi có được những mùa vụ thành công. Bởi, nuôi tôm là nuôi nước, nên vấn đề chất lượng nước là yếu tố hết sức quan trọng. Chất lượng nước có tốt thì tôm mới ăn khỏe, nhanh lớn và tỷ lệ sống cao; chất lượng nước xấu, amoniac và nitrit có thể làm tôm chết, hoặc nước nhiều dinh dưỡng và bùn đáy không thể xử lý sẽ trở thành nơi sinh sản cho vi khuẩn Vibrio, tiếp đó sinh ra bệnh EMS. Để có thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc có thể đón đọc bài viết với chủ đề: “Giải pháp quản lý môi trường nước ao tôm” trên số báo ra ngày 16/4/2022 của Tạp chí Thủy sản Việt Nam.
Cùng với nuôi trồng thì lĩnh vực khai thác thủy sản thời gian qua cũng được quan tâm đầu tư; nhằm hướng tới nghề khai thác hiệu quả bền vững, giảm sản lượng nhưng tăng giá trị; hỗ trợ người dân ven biển chuyển đổi nghề dần ổn định cuộc sống, đảm bảo sinh kế và lợi ích kinh tế bền vững… Đây cũng chính là những trăn trở của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân qua bài viết với tiêu đề: “Mạnh từ biển, giàu lên từ biển”. Theo Tổng cục trưởng Trần Đình Luân, mục tiêu giảm sản lượng khai thác thủy sản nhưng không giảm giá trị. Như vậy, phải giảm tổn thất sau thu hoạch, cải tạo lại hệ thống bảo quản, khai thác; tăng tự động hóa để giảm áp lực về nguồn nhân lực đi biển. Và từ nguồn nguyên liệu tốt, chúng ta phải phát triển thành các sản phẩm chế biến giá trị cao, thay vì chủ yếu chế biến thành bột cá và sản phẩm giá trị thấp. Với những giải pháp như vậy, mong rằng chúng ta giảm sản lượng nhưng không giảm giá trị, thậm chí còn tăng lên, như vậy đời sống ngư dân vẫn được đảm bảo, ai chuyển nghề cũng có sinh kế ổn định và đời sống tốt hơn.
Ngoài ra, trên số báo phát hành kỳ này, Tạp chí Thủy sản Việt Nam cũng cập nhật thông tin về tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ bất thường tại các tỉnh miền Trung vừa qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như biến động của thị trường thế giới…
Để đặt mua báo. Xin vui lòng điền thông tin vào biểu mẫu sau:
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.
Hoặc quý độc giả có thể liên hệ:
Phòng Quảng cáo Phát hành – Tạp chí Thủy sản Việt Nam
Số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: (024) 377 11 756
Email: phqc@thuysanvietnam.com.vn
Trân trọng!
Ban Biên Tập