Xuất bản ngày 1/5/2014
Thưa quý vị bạn đọc!
Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có 117.998 tàu tham gia khai thác; trong đó, khoảng 28.000 tàu đánh bắt xa bờ. Nhưng hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân vẫn còn phải đối diện với nhiều gian nguy, chất lượng nguồn lao động biển cũng là vấn đề được các cấp ngành quan tâm. Như chia sẻ của ông Lê Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Thuận: Nhân lực cho nghề cá xa bờ là yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của nghề cá. Nhà nước cần quan tâm đúng mức việc đào tạo, nâng cao nhận thức pháp luật, kỹ thuật, kỹ năng lao động; có cơ chế, chính sách đãi ngộ để thu hút, tạo nguồn nhân lực ổn định. Theo đó, để bàn giải pháp hỗ trợ thiết thực và có hiệu quả hơn nữa cho những lao động nghề cá trên biển, vừa qua, tại Đà Nẵng, Chính phủ đã tổ chức hội nghị chuyên đề bàn giải pháp phát triển thủy sản và nâng cao đời sống ngư dân. Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng đề nghị: “Cần gói tín dụng 3.000 tỷ đồng vay ngắn hạn cho tàu đánh bắt xa bờ, trung bình mỗi con tàu 200 triệu đồng/chuyến biển, thực hiện trong 10 năm”. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng cam kết “thành lập gói hỗ trợ ngư dân 10.000 tỷ đồng”.
Hiện nay, một thực tế đang được rất nhiều người quan tâm đó là tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy, bởi, thời gian qua tai nạn trong giao thông đường thủy đang diễn biến phức tạp và có dấu hiệu gia tăng về số vụ và số người bị nạn. Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 3 tháng đầu năm 2014, tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 17 vụ, làm chết 15 người, bị thương 1 người. Xảy ra 7 vụ tai nạn hàng hải, không có người chết và bị thương. Riêng tháng 3/2014, tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 3 vụ, làm chết 2 người, không có người bị thương; Xảy ra 3 vụ tai nạn hàng hải, không có người chết và bị thương. Để hạn chế tổn thất trong giao thông đường thủy theo đánh giá chung, trước hết phải tập trung vào công tác cứu hộ. Công tác cứu hộ tại chỗ trên tàu, cano cần được chú ý và tập huấn thường xuyên. Khác với tai nạn trên đất liền, việc cứu hộ với tai nạn đường thủy xảy ra chậm hơn và cần nhiều phương tiện, trong khi đó, nếu có sự chuẩn bị tốt và chủ động của chủ phương tiện thì sẽ giảm nhiều tổn thất.
Ngoài ra, trong số báo này, cũng có bài viết phản ánh tình trạng xuất khẩu mặt hàng nhuyễn thể đang gặp nhiều trở ngại khi vấn đề thị trường chưa có lời giải phù hợp, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể có dấu hiệu sụt giảm tại nhiều thị trường trọng điểm. Vì vậy, bài toán đầu ra cho nhóm hàng này vẫn còn nhiều việc cần bàn.
Bên cạnh đó, còn nhiều chuyên mục hấp dẫn và đặc sắc. Mời quý độc giả đón đọc Tạp chí Thủy sản Việt Nam số 9 (phát hành ngày 1/5/2014).
Phát hành – đặt mua các ấn phẩm:
Mrs Nguyệt Nga: 098.453.99.88098.453.99.88
Mrs Vũ Na: 097 823 3492097 823 3492; (04) 37711756(04) 37711756
Email:nga@thuysanvietnam.com.vn ; vunathuysan@gmail.com ; phqc@thuysanvietnam.com.vn
hoặc đăng ký trực tiếp qua link sau:
Đăng ký đặt mua Thủy sản Việt Nam
Chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất sau khi bạn điền đầy đủ thông tin vào form đăng ký.