Gặp gỡ người nông dân nuôi tôm ‘vụ nào cũng trúng’

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – 2020 là một năm đầy thách thức cho những ai gắn bó với nghề thế nhưng nếu có sự đầu tư và quy trình bài bản, người nuôi tôm vẫn có thể chộn rộn ‘thu lưới’ với những vụ được giá, được mùa!

Dù giá tôm có lúc tăng, lúc giảm nhưng với kinh nghiệm dày dặn đúc tỉa qua quá trình thử nghiệm kỹ càng, từ đầu năm đến nay anh Phạm Văn Chu tại khu Điện Gió, Thành Phố Bạc Liêu vẫn duy trì được mức lợi nhuận ổn định qua từng vụ nuôi. Cụ thể hơn, trong vụ thu hoạch tháng 10/2020, anh nuôi 106 ngày, đạt kích cỡ 19 con/kg, trung bình sau khi trừ hết chi phí, anh lời hơn 1,19 tỷ đồng trên 2 ao nuôi với diện tích ao vỏn vẹn 1.400m2/ao!

Ngoài nhanh nhạy nắm bắt mô hình mới cùng quy trình ứng đối bài bản trước những yếu tố bất lợi từ môi trường, góp phần không nhỏ cho thành công của anh Chu là hiệu quả khác biệt từ Aquaxcel – thức ăn dinh dưỡng đột phá công nghệ ép đùn anh đang ứng dụng.

Đâu là yếu tố quan trọng nhất khi nuôi tôm mật độ cao?

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi tôm ‘được giá được mùa’ sau 5 vụ liên tiếp, anh Chu phấn khởi bày tỏ: “Để giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất, bên cạnh các yếu tố quan trọng về chất lượng con giống, phương pháp nuôi, hạ tầng, người dân còn phải chọn đúng thức ăn”.

Theo anh, thức ăn là yếu tố quyết định phần lớn đến thành công và khả năng lời-lỗ sau vụ nuôi, nếu không cân nhắc kỹ càng, ham rẻ hay hời hợt, có thể gây tổn thất không chỉ 1 mà tới 3 lần chi phí!

Tổn thất lần 1: Chi phí thức ăn

Đặc tính của tôm thẻ chân trắng là ăn theo đàn, chỉ xâu xé thức ăn ở lớp nước trên mà bỏ qua phần dư, cùng những mảnh vụn đã chìm xuống đáy. Đặc biệt khi bắt được viên thức ăn lớn hơn, chúng sẽ ngay lập tức bỏ lại những mảnh đang ăn dở.

Thế nên khi chọn thức ăn, “người nuôi nên ưu tiên những sản phẩm chìm chậm, có kích thước đồng đều, vừa cỡ miệng tôm và đặc biệt bền trong nước để tôm bắt mồi nhanh và giảm chi phí thức ăn”. Thức ăn rã quá nhanh sẽ gây thất thoát dinh dưỡng ra môi trường ngoài, làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Nếu chi phí thức ăn tăng cao đến 70% giá thành sản xuất thì lợi nhuận sẽ gần về không.

Tổn thất lần 2: Chi phí xử lý môi trường

Thức ăn kém chất lượng, không chỉ làm tăng chi phí sản xuất, mà còn gây tác động xấu đến môi trường. Mà nuôi tôm ai cũng biết “nuôi tôm là nuôi nước”. Thức ăn nhiều bụi, tan nhanh sẽ dễ làm dơ ao nuôi, tạo điều kiện lý tưởng cho mầm bệnh lây lan. Phải xử lý nước liên tục để ổn định môi trường đôi lúc không chỉ tăng công sức lao động mà còn phát sinh thêm nhiều chi phí khiến lợi nhuận vụ nuôi sụt giảm!

Tổn thất lần 3: Thiệt hại do bán tôm non, tôm bệnh

“Điều đau đớn nhất với người dân đó là phải bán tôm non, tôm bệnh” – Anh Chu chia sẻ. Tôm chưa đạt kích cỡ thu hoạch, người nuôi không bán được hoặc dễ bị lái thương ép giá, gây tổn thất nặng nề sau những ngày tất bật ngược xuôi!

Bởi vậy, dựa trên kinh nghiệm thực tế, anh Chu cho rằng khi chọn thức ăn người nuôi cần ưu tiên yếu tố chất lượng lên hàng đầu thay vì ham rẻ chạy theo những sản phẩm trôi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó, để duy trì lợi nhuận ổn định người dân cũng cần có sự tính toán kỹ lưỡng về tổng chi phí trên hiệu suất vụ nuôi.

 

Làm thế nào để lựa chọn thức ăn phù hợp cho tôm?

Chia sẻ về tiêu chí lựa chọn thức ăn, anh Chu nhấn mạnh 2 yếu tố: cảm quan ban đầu và kết quả thực tế trong quá trình thử nghiệm.

Về tính cảm quan, người nuôi nên lựa chọn những viên có kích cỡ và màu sắc đồng đều, ít bụi, khó tan trong nước, đây cũng là những yếu tố dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

Xét về tính hiệu quả trong quá trình thử nghiệm thực tế, người nuôi có thể theo dõi lượng thức ăn hằng ngày và chỉ số tăng trưởng tôm để có những đánh giá chính xác.

Sau nhiều năm thử nghiệm nuôi với nhiều loại thức ăn trên thị trường, hiện anh đang sử dụng thức ăn ép đùn Aquaxcel từ Cargill – sản phẩm mà theo anh mang lại cho anh hiệu suất tốt nhất trên diện tích nuôi có hạn.

Chia sẻ từ anh Chu trong buổi phỏng vấn với Cargill Việt Nam vào cuối tháng 08/2020

Chỉ với 2 ao nuôi 1.400 m, anh có thể thu về 13,6 tấn tôm với nhiều số liệu khả quan như:

  • Chỉ số tăng trọng bình quân/ngày (ADG) lên tới 0,50 gram/con/ngày.
  • Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) rơi vào khoảng 1,35.
  • Tỷ lệ sống là 96%.
  • Tôm bóng vỏ, đẹp, kích cỡ đồng đều và đặc biệt không có tôm nhỏ!

Ngay trước đại dịch Covid-19, anh trúng liền 5 vụ liên tiếp. Tính từ đầu năm trở lại đây, giá tôm dù có giảm do ảnh hưởng chung nhưng nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học từ Aquaxcel giúp tỷ lệ sống cao, chi phí thấp, nhìn chung anh vẫn đạt lợi nhuận tốt.

 

Ưu điểm của thức ăn ép đùn Aquaxcel so với sản phẩm khác là gì?

Theo anh Chu, điểm đặc biệt của dòng thức ăn ép đùn Aquaxcel chính là công nghệ ép đùn mang tính tiên phong với quá trình nghiền siêu mịn và nấu chín hoàn toàn để tạo nên viên thức ăn tối ưu cả về mặt lý tính và dinh dưỡng. Bởi vậy, ưu điểm của Aquaxcel là:

  • Chỉ số thức ăn rất thấp so với những dòng sản phẩm khác, có thể giúp giảm tới 20% chi phí thức ăn, bởi vậy dù giá thức ăn ép đùn có nhỉnh hơn một chút so với thức ăn ép viên nhưng xét về tổng thể lại mang lại chi phí thấp hơn.
  • Viên nén rất chặt, ít bụi, bền trong nước nên khi cho ăn không làm dơ ao, giảm bớt công sức vệ sinh môi trường. Mà tôm là loài nuôi rất nhạy cảm nên việc nuôi tôm cần môi trường nước ổn định, mỗi lần thay đổi đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm.
  • Dinh dưỡng tối ưu với công nghệ immune booster giúp tôm tăng sức đề kháng và tăng trưởng nhanh hơn. Trung bình tôm đạt kích cỡ nhanh hơn 1 tuần tuổi.

Bên cạnh công nghệ ép đùn từ Mỹ, điểm khác biệt của sản phẩm Aquaxcel là chương trình dinh dưỡng và kích cỡ viên thức ăn chuyên biệt cho từng giai đoạn trong suốt vòng đời của con tôm. Khi người dân sử dụng Aquaxcel cho trại nuôi của mình còn được hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn tận tình từ đội ngũ nhân viên Cargill Việt Nam.

Dưới góc nhìn cá nhân, anh Chu nhận định thức ăn ép đùn chính là công nghệ đột phá trên thị trường và hứa hẹn sẽ là giải pháp mới giúp gỡ khó phần nào thách thức nghề tôm, đặc biệt là khi nuôi từ mật độ cao 200-500 con/m2 theo mô hình ao bạt, hồ tròn nổi. Anh cũng hy vọng tình hình đại dịch sớm ngày ổn định để vụ nuôi cuối năm tiếp tục là một mùa gặt hái thành công!

Tham gia cộng đồng nuôi tôm cá và nhận tư vấn từ chuyên gia của Cargill VN Tại đây

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!