T4, 06/03/2024 08:00

Giải pháp hỗ trợ giảm tác động của hội chứng phân trắng và EHP cho tôm

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Trong vòng 6 năm gần đây, các nhà khoa học đã nỗ lực trong việc thử nghiệm hiệu quả của phụ gia thức ăn trong các trang trại nuôi tôm tại các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc, để tìm ra giải pháp hữu ích trong ngăn chặn và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của hai vấn đề phổ biến đó là Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) và Hội chứng phân trắng (WFS).

Giải pháp hỗ trợ 

Hội chứng phân trắng là một hội chứng có nguyên nhân phức tạp, ảnh hưởng đến tôm nuôi. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này có thể đến từ nguồn dinh dưỡng không đảm bảo chất lượng, các yếu tố tác động từ môi trường và đặc biệt là sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh. Hội chứng này được đặc trưng bởi sự xuất hiện của tôm có ruột đổi màu bất thường kết hợp với các sợi phân màu trắng nổi trên bề mặt ao. Các dấu hiệu lâm sàng khác bao gồm tôm tăng trưởng chậm, mềm vỏ và lệch kích cỡ so với tiêu chuẩn. WFS là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại châu Á. 

Các ao tại trang trại thử nghiệm ở Lampung, Indonesia

Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự kết hợp giữa các chủng Vibrio và Enterocytozoon hepatopenaei – một loại ký sinh trùng nội bào xâm nhiễm vào gan tụy, gây ra hội chứng phân trắng ở tôm thẻ chân trắng (Aranguren Caro et al., 2021). EHP là tác nhân chính gây bệnh và làm tăng cường tác động của vi khuẩn Vibrio gây bệnh, dẫn đến WFS. 

Có hai chiến lược để ứng phó với hội chứng phân trắng. Thứ nhất là các giải pháp quản lý ao nuôi để duy trì chất lượng nước và chất lắng cặn trong ao, từ đó giảm sự xuất hiện của EHP và Vibrio. Thứ hai, sử dụng chất dinh dưỡng để nâng cao mức độ ổn định của hệ vi khuẩn ngay trong hệ tiêu hóa của tôm. 

Sanacore® GM là một phụ gia thức ăn chức năng có thành phần gồm hỗn hợp chiết xuất thảo dược với hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng, kháng ký sinh trùng và đặc tính cải thiện miễn dịch. Sanacore® GM có thể được kết hợp vào thức ăn suốt giai đoạn sản xuất thức ăn tại nhà máy hoặc trộn vào thức ăn hoàn chỉnh tại trang trại để làm giảm mức độ của hội chứng EHP-WFS. 

Các thử nghiệm thực tế 

Từ năm 2016 – 2022, nhiều thử nghiệm được thực hiện trong các trang trại tại Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc nhằm chứng minh hiệu quả của Sanacore® GM đối với EHP và WFS trong các điều kiện nuôi trồng khác nhau (khí hậu, thiết kế ao, mật độ nuôi và lịch sử bệnh). Các đợt bùng phát bệnh liên quan đến sự xuất hiện của các tác nhân gây bệnh khác, bao gồm bệnh đốm trắng (WSD) và bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND). 

Dữ liệu lịch sử của việc bổ sung Sanacore® GM trong điều kiện nuôi trồng ở các địa điểm khác nhauở Đông Nam Á và Ấn Độ được phân tích và thống kê trong Bảng 1. Tôm mắc EHP và WFS không được bổ sung chất phụ gia chức năng cho hiệu suất kém, tỷ lệ sống thấp, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cao (FCR) và các vụ thu hoạch khẩn cấp diễn ra thường xuyên do sự suy giảm mức độ tăng trưởng. 

Ba chiến lược, gồm chiến lược phòng ngừa, chữa trị và phòng ngừa kết hợp chữa trị, đã nhận được những kết quả khả quan. Chiến lược phòng ngừa liên quan đến việc tăng liều lượng của phụ gia vào thức ăn qua chu kỳ nuôi và quy trình chữa trị trong một thời gian ngắn khi xuất hiện các triệu chứng bệnh (Bảng 2). 

Bổ sung chế độ ăn chứa Sanacore® GM dưới các chiến lược phòng ngừa và chữa trị đã giúp tăng tỷ lệ sống sót, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và khôi phục tốc độ tăng trưởng. Tỷ lệ sống sót của tôm trong các ao đối chứng dao động từ 35% – 55%. Tuy nhiên, tôm được bổ sung chất phụ gia có biểu hiện dịch bệnh chậm bùng phát, mặc dù tôm đã xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng (Biểu đồ 1). 

Đáng chú ý, việc bổ sung phòng ngừa kết hợp chữa trị đã giúp phục hồi đáng kể về khả năng tăng trưởng sau nhiễm trùng, với tỷ lệ sống sót đạt từ 66% – 99%. Đồng thời, giúp giảm FCR từ 25% – 33% và tăng sản lượng mùa vụ lên 3 lần so với cá cao không bổ sung (Biểu đồ 2, 3). 

Kết quả cho thấy các triệu chứng WFS trên tôm đã được loại bỏ và tăng trưởng ổn định. Sanacore® GM hỗ trợ phá vỡ chu trình của EHP và ức chế sự phát triển của Vibrio, giảm thiểu tổn thương gan tụy và tác động của nhiễm trùng. 

Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên thực tế đã chứng minh khả năng của chất phụ gia có thể ức chế sự tăng trưởng và hoạt động của EHP bằng cách giảm khả năng sinh trưởng của vi bào tử trùng trong đường tiêu hóa của tôm, ngăn ngừa ký sinh trùng xâm nhập vào gan tụy, nơi nó có thể nhân đôi nhanh chóng và gây ra bệnh viêm gan tụy (HPM). Tình trạng này dẫn đến sự phá hủy của tế bào biểu mô ống và sự lan rộng của các vết thương. Tương tự, Sanacore® GM đã chứng minh khả năng ngắt quãng tín hiệu quorum sensing của V. parahaemolyticus thông qua tác động ức chế đến các đường dẫn tín hiệu quyết định mật độ vi khuẩn và sản xuất độc tố. 

Kết luận 

Sanacore® GM có hiệu quả dưới các chiến lược và điều kiện nuôi trồng khác nhau, hỗ trợ sức khỏe của tôm và giảm mức độ nghiêm trọng của EHP-WFS. Việc sử dụng phòng ngừa dịch bệnh bằng các chất phụ gia có thể là một chiến lược giúp phục hồi tốc độ tăng trưởng trước và sau khi bùng phát bệnh. Nhờ đó, tối ưu hóa lợi nhuận cho các trang trại. Các biện pháp quản lý ao nuôi cần phải đi đôi với việc bổ sung thức ăn Sanacore® GM. 

Oanh Thảo

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!