T4, 12/06/2024 08:56

Giải pháp kỹ thuật và sản phẩm của VNF: Hướng tới phát triển ngành thủy sản tuần hoàn và bền vững

Chưa có đánh giá về bài viết

(TSVN) – Theo VASEP, năm 2023 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,97 tỷ USD, thuộc nhóm các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Việc phát triển ngành nuôi và chế biến thủy sản ngày càng được quan tâm và cần các giải pháp phát triển tuần hoàn, bền vững.

Nuôi trồng thủy sản – tiềm năng và những rủi ro tiềm ẩn

Với mục tiêu đưa ngành Nuôi trồng và chế biến thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam vẫn còn nhiều mắt xích cần xử lý để thích nghi tốt hơn với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Một số hạn chế phổ biến hiện nay:

– Đầu vào: Nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi – thủy sản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu (nhất là đạm thô), dẫn đến bị động nguồn cung, giá cả không ổn định, mặt khác đạm thô có hiệu suất sử dụng thấp nên chưa phát huy hết giá trị nguyên liệu;
– Nuôi trồng và chế biến: Việc lạm dụng hóa chất/kháng sinh trong quá trình nuôi gây ra tình trạng tồn dư hóa chất/kháng sinh trong sản phẩm, dẫn đến kháng kháng sinh và ảnh hưởng sức khỏe con người. Ngoài ra, kháng sinh đang được đưa vào lộ trình cấm sử dụng theo xu hướng thế giới, cần giải pháp chuyển đổi phù hợp;
– Xử lý phụ phẩm: Số lượng phụ phẩm nuôi trồng và chế biến ngày càng lớn, nếu không xử lý đúng sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Nuôi trồng Thủy sản – cần giải pháp bền vững

Những mắt xích tưởng chừng rời rạc nhưng hoàn toàn có thể giải quyết bằng một giải pháp tổng thể thông qua việc: “Phát triển ngành công nghiệp phụ phẩm với các giải pháp xanh để thu hồi dưỡng chất và tạo giá trị từ các dòng sản phẩm nguyên liệu mới”.

Điển hình như nguồn phụ phẩm tôm, với công nghệ thích hợp có thể chiết xuất ra nhiều sản phẩm giá trị cao. Nhìn thấy tiềm năng của phụ phẩm tôm đang bị bỏ phí, Việt Nam Food (VNF) đã tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào chiết xuất các thành phần dưỡng chất trong phụ phẩm tôm, từ đó sản xuất thành công các nguyên liệu sinh học với chất lượng cao và ổn định, giá thành cạnh tranh, góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên.

Các sản phẩm đã thương mại hóa của VNF được ứng dụng cho nuôi trồng thủy sản

PEPTIDE TÔM: Giúp tăng khả năng bắt mồi, tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe đường ruột cho động vật thuỷ sản. Đặc biệt, Peptide tôm còn phù hợp làm thức ăn cho tôm theo quy định của BAP (Best Aquaculture Practise) và GlobalG.A.P.

CHITOSAN: Là giải pháp tiềm năng để giảm kháng sinh thông qua khả năng hỗ trợ tăng trưởng tự nhiên, phòng ngừa nhiều loại bệnh như các bệnh do Vibrios và A. hydrophilia ở tôm và cá

ASTAXANTHIN: Giúp tăng khả năng chống chịu stress, tăng sắc tố đỏ cam (tôm, cá hồi…), hỗ trợ miễn dịch, tăng trưởng và khả năng sinh sản.

PROBIOTICS: Có khả năng phân giải chất cao phân tử thành chất dinh dưỡng thích hợp để hấp thụ, do đó có thể sử dụng trong nước để cắt tảo, giảm khí độc (NH³, NO², H²S…), cải thiện chất lượng nước, đồng thời tạo ra các axit hữu cơ kháng vi khuẩn có hại.
Việc “tái sử dụng và nâng cao giá trị phụ phẩm” không còn là khái niệm mới. Nhiều quốc gia phát triển đã tận thu tốt nguồn phụ phẩm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nên mô hình kinh tế tuần hoàn và bền vững.

Thông tin liên hệ:
Công ty CP Việt Nam Food
2A Phan Kế Bính, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM, Việt Nam
Hotline: (+84) 909.802.863

VIETNAM FOOD

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài
error: Content is protected !!