Theo báo cáo doanh số bán hàng trong 7 tuần trước của các hãng thủy sản lớn, lượng cá ngừ tiêu thụ tại các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ đã tăng gấp đôi trong 2 tuần đầu tháng 3 và đến giữa tháng 3 lại tiếp tục tăng thêm 31% so cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các tìm kiếm trên google về cá ngừ đóng hộp đã tăng 50% so tháng 4/2019 và liên quan đến mua bán cá ngừ hộp thậm chí tăng 300% so năm ngoái.
Với nhiều người tiêu dùng trong mùa dịch COVID-19, chỉ cần dự trữ ít cá ngừ hộp trong bếp là đủ yên tâm. Nhưng liệu cá ngừ mà họ sử dụng có nằm trong 1/3 trữ lượng cá ngừ toàn cầu đang đối diện nguy cơ bị khai thác cạn kiệt hay không? Tính trên toàn thế giới, 17,5% trữ lượng cá ngừ đang bị khai thác quá mức và 17,5% đang nằm trong mức độ rủi ro cao.
Khi tiêu thụ cá ngừ đóng hộp trên toàn cầu tăng cao, điều quan trọng đặt ra cho ngành thủy sản là phải tiếp tục chuyển đổi sang nguồn cá nguyên liệu bền vững hơn; còn với người tiêu dùng là mua và lựa chọn các sản phẩm được chứng nhận bền vững. Chỉ có cách này mới giúp đảm bảo được nguồn lợi cá ngừ tự nhiên còn mãi cho các thế hệ con cháu sau này. Theo Liên hợåp quốc, thị trường cá ngừ toàn cầu đạt trị giá hơn 42 tỷ USD mỗi năm. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi sự khỏe mạnh của quần thể cá ngừ là điều thiết yếu để mang lại một đại dương và một nền kinh tế khỏe mạnh.
Chào mừng World Tuna Day tổ chức vào tháng 5 năm nay, Hội đồng Quản lý biển (MSC) đã ra mắt cuốn cẩm nang về cá ngừ bền vững, tóm tắt thực trạng nguồn lợi cá ngừ toàn cầu, nhu cầu thị trường thế giới và các sản phẩm cá ngừ được chứng nhận bền vững trên toàn thế giới.
Nhiều người vẫn chưa hiểu cá ngừ bền vững nghĩa là gì, hoặc thắc mắc liệu cá ngừ mà họ đang ăn có bền vững hay không. Đơn giản, cá ngừ bền vững chính là cá ngừ được đánh bắt bằng những phương pháp đảm bảo vẫn còn lại đủ trữ lượng cá trong đại dương và hệ sinh thái xung quanh được bảo vệ.
Một tin tốt đó là doanh số cá ngừ toàn cầu của những sản phẩm đã đạt chứng nhận bền vững đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Đặc biệt tại Mỹ, hơn 3.500 tấn cá ngừ dán nhãn MSC đã được bán ra thị trường vào năm 2018/2019, tăng cao hơn mức 850 tấn trong năm 2015/2016, và dự kiến còn tiếp tục tăng vào năm 2019/2020.
Khai thác không bền vững là sự quản lý kém nguồn lợi cá ngừ và các loài đánh bắt không mong muốn, hoặc những loài đang bị đe dọa. Ngoài ra, lực lượng lao động, khai thác trái phép và sai nhãn dán cũng có thể không bị kiểm tra. Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tăng cao làm tăng áp lực lên nguồn lợi và hệ sinh thái biển. Hiện, hầu hết trữ lượng cá ngừ đang ở mức độ khỏe mạnh, nhưng cũng đang xuất hiện nhiều thay đổi có thể làm sụt giảm trữ lượng.
Cá ngừ được chứng nhận MSC đảm bảo rằng trữ lượng cá ngừ khỏe mạnh và tiếp tục nâng cao cải thiện bảo vệ các loài cá quan trọng khác như cá mập, cá đuối và rùa biển. Với nhu cầu tiêu thụ cá ngừ đạt chứng nhận bền vững MSC ngày càng tăng cao, điều cần thiết cho ngành thủy sản là phải tiếp tục kiên định con đường bền vững; còn với người tiêu dùng, cần sáng suốt lựa chọn những sản phẩm được chứng nhận bền vững.
Để bảo vệ nguồn cá ngừ, hỗ trợ nền kinh tế vững mạnh và cả những ngư dân sống nhờ vào cá ngừ, chỉ còn cách duy nhất là khai thác bền vững và lựa chọn sản phẩm đạt chứng nhận bền vững.
Giám đốc MSC khu vực châu Mỹ