T5, 23/07/2020 05:35

Cá rô phi cần tránh “vết xe đổ” của cá tra

Nhiều nhà xuất khẩu và chế biến cá tra đã chuyển hướng sang cá rô phi do gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, như cá tra, sau khi xuất ngoại thành công, tình trạng thiếu nguyên liệu tươi sống để phục vụ xuất khẩu bắt đầu xảy ra khiến con cá rô phi trở thành mặt hàng đầy tiềm năng và có sức hút với nhiều công ty chế biến thủy sản.

Giá trị xuất khẩu cá rô phi Việt Nam tăng trưởng mạnh suốt thập kỷ qua, từ 1,95 triệu USD năm 2004 lên 32,2 triệu USD năm 2014. Năm ngoái, tổng diện tích ao nuôi cá rô phi tăng 15.992 ha, sản lượng đạt 125.000 tấn, tăng 25% so cùng kỳ năm ngoái. Bộ NN&PTNT dự báo diện tích nuôi cá rô phi năm nay sẽ tăng 21.000 ha, sản lượng đạt 140.000 tấn, xuất khẩu 50.000 tấn. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu cá rô phi tới hơn 60 quốc gia. 10 nước nhập khẩu cá rô phi hàng đầu của Việt Nam gồm Mỹ, Tây Ban Nha, Colombia, Hà Lan, Bỉ, Đức, Mexico, Anh, Séc, Italia. Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ cá rô phi khá lớn của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu đạt 1.745 tấn, giá trị 5,24 triệu USD, chiếm 18,2% tổng sản lượng xuất khẩu cá rô phi Việt Nam. Tiếp sau Mỹ là Tây Ban Nha và Colombia với giá trị nhập khẩu lần lượt đạt 3,7 triệu USD và 3,03 triệu USD. Tuy vậy, Tổng cục Thủy sản Việt Nam vẫn cho rằng những con số khá ấn tượng kể trên vẫn chưa xứng với tiềm năng sản xuất cá rô phi của Việt Nam.

Cách đây 10 năm, Bộ NN&PTNT đã thực hiện dự án phát triển cá rô phi thành một mặt hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực. Tuy nhiên, sản lượng đầu ra không như mong đợi, thậm chí không theo kịp nhu cầu tiêu thụ nội địa chứ chưa nói gì tới thị trường quốc tế. Hiện tại, chỉ có khoảng 10 công ty chế biến cá rô phi đủ năng lực xuất khẩu, hầu hết là các công ty có sản phẩm dán nhãn ASC. Trong khi các nước khác xuất khẩu cá rô phi nguyên con tới nhiều thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, EU, thì hầu hết các công ty Việt Nam xuất khẩu fillet. Một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá rô phi lớn nhất Việt Nam là Nam Việt (Navico), cũng là một trong những công ty hàng đầu về cá tra tại Việt Nam. Navico sở hữu 3 nhà máy chế biến quy mô lớn, trong đó có một nhà máy được đánh giá là cơ sở chế biến cá thịt trắng lớn nhất thế giới với công suất chế biến đạt 5.000 tấn fillet IQF cá tra mỗi ngày. Công ty Seafood Connection (Seacon) của Hà Lan – đối tác mua cá tra lớn nhất của Navico, nay cũng đang chuyển sang nhập khẩu cá rô phi của Navico. Hiện tại, cá rô phi hướng tới phân khúc thị trường khác cá tra, đó là thị trường ngách. Giá xuất khẩu cá rô phi (C&F châu Âu, tỷ lệ mạ băng 10%, không chứa hóa chất như polyphosphates…) cao hơn giá cá tra khoảng 4,1 USD/kg.

Nhiều nhà nhập khẩu hài lòng với cá rô phi Việt Nam và đánh giá trội hơn cá rô phi Trung Quốc về chất lượng. Cá rô phi Việt Nam đang có tiềm năng và được lòng khách hàng quốc tế nhờ chất lượng. Chỉ mong rằng các nhà sản xuất cá rô phi rút được bài học đắt giá từ con cá cá tra, không ồ ạt sản xuất, hạ giá bán, giảm chất lượng. Cá rô phi đang có những dấu ấn ban đầu khá tốt đẹp, do đó, hãy tiếp tục giữ vững chất lượng dù giá bán cao hơn để tất cả những người tham gia chuỗi sản xuất từ người nuôi, nhà chế biến, tới người tiêu dùng cùng được hưởng lợi.

Biên tập viên Seafoodsource

Mike Urch

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!