T5, 23/07/2020 05:34

Cần phải đa dạng hóa NTTS

Đa dạng NTTS giúp chúng ta mở mang kiến thức giải quyết được những thách thức và thay đổi của ngành NTTS trong tương lai. Biến đổi khí hậu, thị trường thay đổi, nguồn lợi biến động cùng nhiều vấn đề an ninh lương thực là các động lực chính trên toàn cầu thúc đẩy đa dạng hóa NTTS. Về lâu dài, những kiến thức đạt được qua đa dạng hóa NTTS cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn lợi thủy, hải sản tự nhiên.

Tại Na Uy, đa dạng NTTS luôn được ưu tiên hàng đầu qua các báo cáo về tiềm năng của giống nuôi mới do Hội đồng Nghiên cứu Na Uy thực hiện. Thành công lâu dài của ngành cá hồi nước này cũng cho thấy sự cần thiết của nghiên cứu và phát triển liên tục (R&D). Na Uy không ngừng đa dạng hóa NTTS suốt nhiều thập kỷ qua và đã đạt được những thành công nhất định. Hội nghị Sats Marint lâu đời được tổ chức hàng năm tại quốc gia này là minh chứng cho thấy nỗ lực của Na Uy trong đa dạng hóa NTTS. Hội nghị thu hút đông đảo nhà khoa học, người nuôi thủy sản và nhà quản lý trong ngành tới để chia sẻ kinh nghiệm và định hướng tương lai. Đa dạng hóa NTTS đang được chú trọng tại nhiều quốc gia châu Âu khác và cũng được Liên hợp quốc nhấn mạnh như một ưu tiên của toàn cầu.

Khi nguồn cá nước ngọt dần cạn kiệt thì nuôi biển được coi là một chiến lược thông minh. Các đối tượng nuôi biển thường có vòng đời phức tạp, nhiều quá trình phát triển và luôn cần thức ăn sống trước khi biến đổi hình thái. Sự phức tạp này chính là một bất lợi rõ ràng với những nhà đầu tư nuôi thủy sản truyền thống, bởi họ không thể kỳ vọng lợi nhuận sau 3 đến 5 năm. Nhưng đáng lo ngại nhất lại chính là sự thiếu kiến thức về sinh học sinh sản thử nghiệm hầu hết các loại cá biển nuôi phổ biến. Mặt khác, nguồn lợi cá tự nhiên đang suy giảm, môi trường đại dương biến đổi nhanh chóng sẽ thúc đẩy nông dân, ngư dân, nhà khoa học, chính trị gia tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sinh sản sinh học của các đối tượng nuôi biển.

Chúng ta vẫn cần phải đa dạng hóa NTTS dù rất khó đoán trước những đối tượng nuôi nào mới là mục tiêu trọng tâm. Cách đây 5 năm, không ai nghĩ rằng cá lumpfish lại trở thành đối tượng nuôi đạt quy mô lớn thứ 2 tại Na Uy tính về sản lượng. Na Uy có khả năng tăng tốc và mở rộng nuôi cá lumpfish để lọc nước cho những trại nuôi cá hồi đều nhờ vào những kiến thức từ những đầu tư trong nghiên cứu cá tuyết cod, cá bơn halibut và cơ sở hạ tầng. Lịch sử cá bơn nuôi cũng cho thấy những nỗ lực dài hạn đã được đền đáp, vì hiện tại nó đang được sản xuất có lãi ở Na Uy.

Hành vi người tiêu dùng thay đổi nhanh đặt ra nhu cầu liên tục phát triển và nhạy bén hơn cho tương lai của ngành NTTS. Khô đậu từ Nam Mỹ từng được coi là thành phần thức ăn thủy sản bền vững nhưng đến nay việc sử dụng nguồn nguyên liệu này lại là chủ đề gây tranh cãi. Ngành dinh dưỡng cũng đang chuyển hướng nghiên cứu sang các nguồn protein mới bền vững hơn như côn trùng, tảo biển hoặc vi khuẩn. Sự đa dạng hóa đối tượng nuôi biển cũng giúp chúng ta tận dụng linh hoạt hơn các nguồn nguyên liệu thô còn lại từ cá nuôi. Điều này không có gì mới; tuy nhiên, để nhận ra nó, những nỗ lực nghiên cứu và phát triển lâu dài là cần thiết. Cần ưu tiên hợp tác giữa các bên liên quan trong ngành và các nhà nghiên cứu để tăng tốc độ đổi mới NTTS. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi tài chính mạnh và dài hạn.

Viện NC Thực phẩm, Khai thác và NTTS Na Uy

TS Oyvind J Hansen

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!