Với những dự báo khá thuận về thời tiết, dịch bệnh ít, khả năng được mùa của các nước trong năm 2019 là khá cao, nên kịch bản giá tôm thấp vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là khi vào vụ thu hoạch rộ. Do đó, để chủ động ứng phó với tình hình này, vấn đề cấp bách là làm thế nào có con tôm sạch, tôm đạt chuẩn quốc tế, dễ truy xuất nguồn gốc để bán được vào phân khúc thị trường giá cao, nhằm ổn định giá thu mua nguyên liệu cho người nuôi.
Với những dự báo khá thuận về thời tiết, dịch bệnh ít, khả năng được mùa của các nước trong năm 2019 là khá cao, nên kịch bản giá tôm thấp vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là khi vào vụ thu hoạch rộ. Do đó, để chủ động ứng phó với tình hình này, vấn đề cấp bách là làm thế nào có con tôm sạch, tôm đạt chuẩn quốc tế, dễ truy xuất nguồn gốc để bán được vào phân khúc thị trường giá cao, nhằm ổn định giá thu mua nguyên liệu cho người nuôi.
Về lâu dài, chúng ta cần thực hiện tốt chiến lược về con giống vì đây là vấn đề quan trọng, đòi hỏi có sự đầu tư mang tính dài hơi mới mang lại kết quả tốt. Hiện C.P. Việt Nam đã nghiên cứu được giống tôm sú CPF-Turbo thế hệ mới được sản xuất từ nguồn tôm bố mẹ lai tạo của Tập đoàn C.P. Thái Lan; mang tính năng của tôm thẻ, khả năng bắt mồi ở mọi tầng nước, có thể nuôi với mật độ cao 40 – 50 con/m2, tôm vẫn lớn nhanh, đạt kích cỡ lớn 10 – 15 con/kg; nhưng trước mắt họ chỉ ưu tiên cho những vùng nuôi của Thái Lan và Trung Quốc và được bán tại Việt Nam từ tháng 2/2019. Sở dĩ giá tôm sú Việt Nam thời gian qua vẫn ở mức khá, chủ yếu là nhờ thị trường Trung Quốc ưa chuộng và tiêu thụ mạnh loại tôm này, nhất là tôm sú cỡ lớn.
Năm rồi, vùng nuôi tôm sú lớn của Trung Quốc bị ảnh hưởng bão, thiệt hại lớn, nhưng C.P. Trung Quốc bảo đảm sẽ cung ứng đủ giống tôm sú cho tất cả các vùng nuôi của Trung Quốc, nên khả năng sẽ ảnh hưởng đến giá tôm sú của Việt Nam trong thời gian tới, nếu như họ trúng mùa. Còn đối với tôm thẻ, C.P hiện cũng có dòng CPF-Turbo thế hệ mới G19, lớn rất nhanh, sức đề kháng cao; cùng với đó là kỹ thuật thu tỉa tối ưu, con tôm không bị sốc, nên họ có thể nuôi với mật độ cao, thu tỉa tôm theo các kích cỡ thị trường yêu cầu. Trong khi đó, ở Việt Nam phần lớn người nuôi tôm thẻ chỉ thu hoạch 1 lần, do chưa có kỹ thuật thu tỉa hiệu quả.
Mặt khác, giá thành nuôi tôm của Việt Nam gần như là cao nhất thế giới, nhưng giá bán vẫn cạnh tranh được là nhờ ở trình độ chế biến. Những thị trường nào đòi hỏi sản phẩm tôm tỉ mỉ, cầu kỳ về mẫu mã thì tôm Việt Nam có lợi thế.
Rút kinh nghiệm từ thực tế năm 2018 và các năm trước, để tôm Việt phát triển ổn định, bền vững phải đảm bảo cả hai yếu tố cần và đủ sau: cái CẦN là có giống tốt và nước sạch cho nuôi tôm, cái ĐỦ là tôm phải sạch và dễ dàng truy xuất nguồn gốc. Muốn vậy, nhiều việc đồng bộ phải làm xuyên suốt như: hệ thống thủy lợi cho nuôi tôm; tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại lớn nuôi tôm; kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống trôi nổi và chế phẩm nuôi tôm; kịp thời phổ biến những mô hình nuôi thành công…
Để có vụ nuôi thành công, cần sự chung tay, góp sức và đồng lòng từ nhiều phía. Đó mới là các yếu tố chủ quan và nếu yếu tố này được kết chặt sẽ làm giảm thiểu tác động từ khách quan, đó là nguồn cung tôm lớn, giá rẻ từ một số nước.