T5, 23/07/2020 05:35

Cần xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng truy xuất

Các hãng sản xuất thực phẩm đang cạnh tranh nhau gay gắt bằng công cụ giá rẻ và điều này vô tình tạo ra sự hỗn độn của chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và những thách thức trong công tác quản lý. Thực tế, rất nhiều vụ bê bối thực phẩm đã khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào các kênh bán lẻ và các thương hiệu hàng hóa bởi những sản phẩm này có nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng.

tiến sĩ lucy anderson giám đốc truyền thông và khoa học tại MSCNhận ra được những tác động tiêu cực của việc gian lận nhãn mác, chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã có những cách xử lý và phản hồi khác nhau. Cục Quản lý tiêu chuẩn thực phẩm tại Anh, Cơ quan Lương thực và Dược phẩm Mỹ, Cơ quan Quản lý An toàn thực phẩm châu Âu và Tiêu chuẩn thực phẩm Australia, New Zealand đã mở rộng nguồn lực để đảm bảo tính an toàn và sự trung thực của nhãn mác hàng hóa.

Gian lận nhãn mác trong thủy sản cũng đang trở nên phổ biến. Hành vi bất hợp pháp này đe dọa cuộc sống của những ngư dân và hãng kinh doanh thủy sản chân chính và người tiêu dùng. Những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật hay EU đã đưa những quy định về truy xuất nguồn gốc vào hệ thống luật pháp trong những năm gần đây. Thế nhưng, dù hình thức quản lý bằng pháp luật đã tăng lên, một phân tích toàn cầu gần đây lại chỉ ra rằng 30% thủy sản thế giới đều gian lận nhãn mác và động cơ đều là vì lợi nhuận.

Các điều tra khoa học đã chỉ ra những loài thủy sản gian lận nhãn mác nhiều nhất là cá ngừ vây xanh Atlantic, cá hồi tự nhiên và gian lận ở mức thấp hơn là các loại cá đã qua chế biến. 

Việc gian lận nhãn mác đang ở mức đáng báo động nhưng chúng ta vẫn có những hy vọng tìm ra giải pháp khắc phục. Có rất nhiều chương trình thử nghiệm về chuỗi cung ứng có khả năng truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm. Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (Chain of Custody Standard) của MSC là một trong những chương trình đó. Chứng nhận gồm 3.000 nhà cung cấp, phân phối và chế biến thủy sản trên toàn thế giới nhằm đảm bảo sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp và bền vững từ đại dương tới bàn ăn. Những công ty đạt chứng nhận Chain of Custody Standard sẽ được kiểm toán thường xuyên hàng năm để đảm bảo vẫn đáp ứng được các tiêu chí về truy xuất nguồn gốc. Tại các nước đang phát triển, để chủ động về giá và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các hãng chế biến và ngư dân cũng cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả trước tiên. Nếu làm được điều đó, doanh nghiệp sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ tăng lợi nhuận, nâng cao năng suất và sức cạnh tranh.

Giám đốc truyền thông và khoa học tại MSC

Tiến sĩ Lucy Anderson, Ph.D.

Bình luận

Chưa có bình luận

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!